Danh mục

Cẩm nang nghiệp vụ hộ tịch (Dành cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã)

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn Cẩm nang được biên soạn trên cơ sở các quy định của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và thực tiễn theo dõi, thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang nghiệp vụ hộ tịch (Dành cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã) SỞ TƢ PHÁP TỈNH BẮC GIANG CẨM NANG NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH (Dành cho công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cấp xã) Bắc Giang, năm 2021 2 3 LỜI NÓI ĐẦU Với mong muốn trang bị cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã những kiến thức nghiệp vụ cần thiết trong đăng ký hộ tịch, đồng thời, nâng cao kỹ năng trong xử lý các sự kiện hộ tịch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang biên soạn và xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiệp vụ hộ tịch - Dành cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã”. Cuốn Cẩm nang được biên soạn trên cơ sở các quy định của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và thực tiễn theo dõi, thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Nội dung Cuốn Cẩm nang được chia làm 02 phần như sau: Phần thứ nhất: Một số quy định chung về đăng ký, quản lý hộ tịch; Phần thứ hai: Quy định và hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch (Gồm các nội dung chính: Đăng ký khai sinh; 4 đăng ký kết hôn; đăng ký giám hộ; đăng ký nhận cha, mẹ, con; đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo Bản án, Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; đăng ký khai tử; cấp trích lục hộ tịch) và quy định về đăng ký nuôi con nuôi trong nước. Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang hy vọng Cuốn cẩm nang nghiệp vụ hộ tịch sẽ là tài liệu cần thiết và hữu dụng, giúp đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương. Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! SỞ TƢ PHÁP TỈNH BẮC GIANG 5 Phần thứ nhất MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ TỊCH Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến lúc chết. Các sự kiện này bao gồm: Khai sinh kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử; ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 6 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã), UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là UBND cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. 2. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. 3. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. 4. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. 5. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch. 6. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký. 7 71. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định của Luật Cư trú. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dâ ...

Tài liệu được xem nhiều: