Cẩm nang về dầu dừa sẽ cung cấp cho các bạn các cách làm và công dụng của dầu dừa như: Các bước làm dầu dừa, cách phân biệt dầu dừa nguyên chất, 50 công dụng tuyệt vời của dầu dừa, cách bảo quản dầu dừa, hướng dẫn sử dụng dầu dừa và một số lưu ý khi dùng và bảo quản dầu dừa. Mời các bạn cùng tham khảo hoặc tải về để dễ dàng thực hiện. Chúc các bạn thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang về dầu dừa - Cách làm và công dụng MỤC LỤC I. CÁC BƯỚC LÀM DẦU DỪA II. CÁCH PHÂN BIỆT DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT III. 50 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA DẦU DỪA IV. CÁCH BẢO QUẢN DẦU DỪA V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DẦU DỪA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG VÀ BẢO QUẢN DẦU DỪA I. CÁC BƯỚC LÀM DẦU DỪA Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt đến khi thu được dầu dừa mất khoảng (90-120 phút) tùy vào độ mát tay của các chị. Một số chị do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong. 1. Chuẩn bị. - 1kg dừa khô nạo sẵn, mua ở chợ (giống như mua dừa để làm nước cốt dừa ăn chè). Chị nào siêng hơn thì mua trái dừa khô về tự nạo, nhưng sẽ khá mất công đấy ạ. - Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa) - 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước) - Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được) Hướng dẫn cách mua dừa: - Nên chọn trái dừa già, sẽ cho nhiều dầu. - Ở một số chợ không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán dạng miếng to cỡ 1/2 bàn tay, sau khi mua về các chị nên cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi vắt. 2. Cách thực hiện gồm 8 bước: Bước 1: Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới). Bước 2: Vắt nước cốt dừa vào chảo hoặc nồi. Nhớ dùng cái ray để bã dừa không bị lọt vào trong nước cốt dừa nhé. Nếu nhà có máy xay sinh tố thì càng tiện, cho dừa vào xay nhuyễn rồi vắt lấy nước, bỏ xác. Bước 3: Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi. Bước 4: Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy. Bước 5: Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi). Bước 6: Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con. Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng. Bước 7: Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo. Bước 8: Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng. Dầu dừa hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun. II. CÁCH PHÂN BIỆT DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT 1. Cách phân biệt dầu dừa nguyên chất Dầu dừa có đặc tính của tinh dầu thực vật là hỗn hợp chất triglyxerit , đặc điểm của tinh dầu thực vật là gặp thời tiết mát + Nếu các bạn muốn dầu trở lại dạng dung dịch thì chỉ cần ngâm lọ dầu dừa nguyên chất vào nước nóng là ra lại dầu ngay. Ngoài ra bạn còn có thể phân biệt dầu dừa bằng màu sắc và mùi thơm: Màu sắc: nếu dầu dừa được nấu thủ công và không dùng chất tẩy thì thường có màu vàng nhạt, màu vàng đậm hay nhạt là do người nấu canh lửa nếu lửa quá già dừa sẽ có màu ngả vàng còn nếu vừa lửa thì dừa chỉ có màu vàng nhạt. Nếu dầu dừa có màu trắng như nước lã là dầu do các cơ sở chế biến có dùng chất tẩy rất độc hại để khử tạp chất. Mùi thơm : dầu dừa nguyên chất nấu thủ công thường có mùi thơm nhẹ chứ không nồng, nếu dầu dừa để lâu dù là dầu nguyên chất cũng có mùi chua. Để bảo quản tốt nhất bạn nên bỏ ngăn mát của tủ lạnh khi nào dùng thì lấy dần ra ngâm nước nóng để tránh chua dầu . 2. Kinh nghiệm nhận biết và phân biệt dầu dừa nguyên chất với dầu dừa tạp chất Dầu dừa nguyên chất từ lâu đã được dân gian xem là loại 'thần dược' trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Dầu dừa nguyên chất có rất nhiều công dụng, đáng chú ý nhất là công dụng làm đẹp tóc: giúp tóc bóng mượt, chắc khoẻ, giảm chẻ ngọn, giảm gàu và công dụng làm đẹp da: giúp da mềm mịn, làm trắng da, trị da, móng nứt nẻ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhà cung cấp dầu dừa nguyên chất với giá thành rất khác nhau. Bạn sẽ e dè và lo lắng trong việc chọn cho mình 1 sản phẩm dầu dừa nguyên chất từ nhà cung cấp nào? giá thành bao nhiêu?sản phẩm nào là nguyên chất? đâu là tạp chất? tại sao giá lại chênh lệch quá nhiều? và xuất xứ nguồn gốc của dầu dừa nguyên chất ở đâu? a. Màu sắc của dầu dừa nguyên chất: - Dầu dừa nguyên chất là loại dầu béo có màu vàng nhạt hay có màu hơi vàng đậm một tý. Không phải màu trắng hay màu ngà như ở ngoài thị trường các bạn thấy. - Với phương pháp nấu dầu dừa nguyên chất thủ công, màu sắc của dầu dừa nguyên chất phụ thuộc vào nhiệt độ nấu và tùy vào loại dừa được chọn có thể màu vàng nhạt hay hơi vàng đậm một chút. b. Mùi vị của dầu dừa nguyên chất: - Dầu dừa nguyên chất có mùi dừa thơm nhẹ, giống với mùi kẹo dừa. - Dầu dừa nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp: 24-26 độ C, trung bình là 25 độ C. Do vậy, ở nhiệt khoảng 26-32 độ C, dầu dừa sẽ ở dạng lỏng, ở nhiệt độ dưới 25 độ C (nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh) dầu dừa nguyên chất sẽ đông lại. 3. Cách phân biệt dầu dừa nguyên chất: - Để biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh. - Sau đó chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), do có nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn (nếu dung tích nhỏ thì sẽ mau đông lại hơn). - Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu. - Cách khác nếu bạn thấy dầu dừa có màu trắng thì nên kiểm tra lại kĩ xem có chất tẩy không, vì dầu dừa nguyên chất nấu lên sẽ không có màu trắng tinh vậy được. Các bạn có thể tự làm tại nhà để kiểm chứng dầu dừa nguyên chất. - Cách phân biệt dùng mùi: mùi của dầu dừa nguyên chất thơm nhẹ và có mùi giống kẹo dừa. Nếu có mùi thơm khác thì chắc chắn là hươ ...