Danh mục

cẩm nang xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam - châu phi: phần 2

Số trang: 179      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.99 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (179 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tiếp nối phần 1 của cuốn sách, phần 2 trình bày triển vọng phát triển thương mại việt nam - châu phi và một số điều cần biết khi thâm nhập vào thị trường châu phi. hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại và các cơ quan hữu quan trong quá trình nghiên cứu và mở rộng hợp tác với thị trường châu phi. mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
cẩm nang xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam - châu phi: phần 2 Chương II TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN T ƯƠNG MẠI VIỆT NAM - CHÂU PHI 1. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam – Châu Phi 1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam  Châu Phi Việt Nam và các nước Châu Phi vốn có quan hệ hữu nghị đặc biệt, được hình thành trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng yêu nước Châu Phi đặt nền móng và chăm lo vun đắp từ những năm đầu thế kỷ 20. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, nhân dân Châu Phi luôn đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam, nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình ảnh Việt Nam đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự khích lệ to lớn đối với nhân dân các nước Châu Phi. Sau khi giành được độc lập, trên cơ sở quan hệ chính trị tốt đẹp, Việt Nam và các nước Châu Phi luôn quan tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi cả Việt Nam và các nước Châu Phi đang có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác nhiều mặt, giúp đỡ nhau cùng phát triển, nâng 67 cao vai trò, vị trí và sự ủng hộ của nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Nhân dân các nước Châu Phi ngày nay vẫn luôn dõi theo, bày tỏ sự khâm phục và vui mừng trước những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong những năm qua, củng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác truyền thống với các nước Châu Phi đang từng bước trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Về chính trị, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với Châu Phi đang không ngừng được tăng cường và mở rộng. Kể từ khi nước Châu Phi đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào cuối thập kỷ 1950, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 51/55 quốc gia châu lục. Mạng lưới Cơ quan đại diện ngoại giao được tăng cường với Đại sứ quán Việt Nam tại 9 nước gồm Angiê-ri, Li-bi, Ai Cập, Tan-da-ni-a, Ăng-gô-la, Nam Phi, Ma-rốc, Ni-giê-ri-a và Mô-dăm-bích. Việt Nam cũng đã thành lập cơ quan Thương vụ tại 5 nước là An-giê-ri, Ai Cập, Ma-rốc, Nam Phi và Ni-giê-ri-a. Chín nước Châu Phi là Ma-rốc, An-giê-ri, Ai Cập, Nigiê-ri-a, Nam Phi, Libi, Xu-đăng, Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích cũng đã mở cơ quan Đại diện ngoại giao thường trú tại Hà Nội. Hoạt động trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là đoàn cấp cao, được cả Việt Nam và các nước Châu Phi chú trọng, coi đó là cơ sở cho việc củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và đẩy mạnh quan hệ hợp tác. Tính từ năm 2004 đến nay, hai bên đã trao đổi khoảng 120 đoàn từ cấp Thứ trưởng trở lên. Ta có các đoàn của Thủ tướng Phan Văn Khải (2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2005), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2008), Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang (2009), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết 68 (2010) thăm các nước Châu Phi. Nhiều lãnh đạo các nước Châu Phi cũng đã thăm Việt Nam trong thời gian gần đây như Tổng thống Mô-dăm-bích, Tổng thống Nam Phi (2007), Tổng thống Ruanda (2008), Tổng thống Cộng hòa Trung Phi (2009), Thủ tướng Ma-rốc (2009), Thủ tướng Tan-da-ni-a, Chủ tịch Quốc hội An-giê-ri (2010), Tổng thống Xây-sen (2013)... Năm 2003, Hội thảo Quốc tế Việt Nam  Châu Phi lần thứ nhất với chủ đề “Việt Nam - Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Hội thảo đã góp phần tăng cường sự hiểu biết hơn nữa giữa Việt Nam và các nước Châu Phi, đề ra định hướng và bốn phương hướng hợp tác với Châu Phi. Sau thành công của Hội thảo, Việt Nam đã xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Châu Phi giai đoạn 2004  2010”. Tháng 8/2010, Hội thảo Quốc tế Việt Nam  Châu Phi lần hai với chủ đề “Việt Nam  Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo có 46 đoàn khách quốc tế với khoảng 500 đại biểu đến từ 30 nước Châu Phi, 16 tổ chức quốc tế, đại diện một số nước có quan hệ hợp tác ba bên với Việt Nam và Châu Phi và nước chủ nhà phía Việt Nam. 1.2. ợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, trong thập kỷ qua, dù bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Châu Phi đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Về thương mại Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với 17 nước Châu Phi, Hiệp định thương mại song phương với 15 nước; thành lập một số Uỷ ban 69 Hỗn hợp/Uỷ ban Hỗn hợp Thương mại để thúc đẩy hợp tác với các nước Ai Cập, An-giê-ri, Ma-rốc, Li-bi, Tuy-ni-di, Nam Phi, Ănggô-la, Mô-dăm-bích... để thúc đẩy hợp tác chuyên ngành với các nước này. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Châu Phi đã được Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan tích cực triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng hợp tác kinh doanh với các bạn hàng ở Châu Phi. Tháng 10-2004, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Châu Phi đã được thành lập. Tháng 9-2005, Cổng thương mại điện tử Việt Nam  Châu Phi được khai trương và đi vào hoạt động với hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Phi tiếp cận, giao dịch có hiệu quả. Tháng 4 năm 2007, nước ta đã tổ chức Diễn đàn thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam  Châu Phi  Trung Đông. Tháng 3 năm 2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam  Châu Phi giai đoạn 2008  2010, trong đó chú trọng việc tăng cường, đẩy mạnh trao đổi thương mại và hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam với một số thị trường trọng điểm tại Châu Phi. Ngày 17 tháng 8 năm 2010 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Việt Nam-Châu Phi lần thứ hai, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành và các doanh nghiệp liên quan tổ chức thành công phiên chuyên đề “Hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượn ...

Tài liệu được xem nhiều: