Danh mục

Cảm nhận về tình mẫu tử

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình "mẫu tử" “ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên” Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm nhận về tình "mẫu tử" Cảm nhận về tình mẫu tử Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử “ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên” Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ vềtình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềmvui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi làdề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhânbản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của ChếLan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơcủa Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòngtôi mãi: Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ.Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lạitrong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị nhưkhông nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơtoát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảmbiết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu saođọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con củanhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hờiru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối vớimẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầungọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy. Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phùphiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ýthơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” làbiểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp”cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả,bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh manghòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người conđối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấycó được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị củacuộc đời. Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹdành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lờiru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơmcon ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy,sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đitheo mỗi người suốt cuộc đời. Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọngđối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồnvui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tìnhyêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn.Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất. Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốtcuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vìthế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tốmáu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinhlinh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọtnước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khócchào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng củacon sau này. Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử. Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Đượcsống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống.Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng thathứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm ngườicon đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa.Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương. Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì đểđền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm chota. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc củamẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vôcùng mãn nguyện. Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế! Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình vớingười đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đãđưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có nhữngngười coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” chomẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổthẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy… Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy vàđề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình vớimẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột vớinhững ngộ nhậ ...

Tài liệu được xem nhiều: