Danh mục

Cảm quan thế giới trong lý luận, phê bình văn học của Phạm Quỳnh và tác động của nó đến tiến trình văn học

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu về tiểu thuyết Nhật Bản thế kỷ XVII, Richard Lane nhận thấy một đặc điểm: “tiểu thuyết Nhật Bản không bao giờ tự mình hoàn toàn thoát khỏi những nhân tố của văn học trung đại”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan thế giới trong lý luận, phê bình văn học của Phạm Quỳnh và tác động của nó đến tiến trình văn học Cảm quan thế giới trong lý luận, phê bình văn học của Phạm Quỳnh và tác động của nó đến tiến trình văn học Nghiên cứu về tiểu thuyết Nhật Bản thế kỷ XVII, Richard Lane nhận thấymột đặc điểm: “tiểu thuyết Nhật Bản không bao giờ tự mình hoàn toàn thoát khỏinhững nhân tố của văn học trung đại”. Nguyên nhân của hiện tượng này là ở chỗ:người đọc Nhật Bản thời kỳ này vì bị “cắt rời khỏi dòng chảy của văn học thế giới”nên đã không có khả năng để nhận ra sự mâu thuẫn của những yếu tố hiện thực (nhữngyếu tố mang trong nó tương lai của văn học) và những yếu tố của văn học trung đại(1).Cảm quan về văn học thế giới trong trường hợp này là nhân tố đặc biệt quan trọng đểthúc đẩy tiến trình văn học. Đây cũng chính là điểm nhìn để chúng tôi nhận diện về vaitrò của Phạm Quỳnh: không phải là người duy nhất nhưng là đại diện tiêu biểu nhất -với những công trình lý luận, phê bình văn học đa dạng và mang tính hệ thống củamình - đã đem đến cho văn học giao thời Việt Nam một cảm quan về văn học thếgiới và vì thế có vai trò to lớn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thếkỷ XX đến 1945. Trong các công trình lý luận và phê bình của mình, Phạm Quỳnh chủyếu nói đến văn học Pháp và chừng mực nào đó là văn học phương Tây. Tuy nhiên, từthế kỷ XIX, lịch sử thế giới thực chất đã là lịch sử của châu Âu mở rộng nên cảm quanvề văn học phương Tây cũng đồng thời là cảm quan về văn học thế giới. V à thực tếlịch sử đã chứng thực điều này: chính nhờ học tập và tiếp thu phương Tây mà văn họcViệt Nam đã thoát khỏi quỹ đạo của văn học vùng Đông Á với Trung Quốc là trungtâm để ra nhập bản đồ văn học thế giới. 1. Cảm quan về văn học thế giới trong văn học Việt xuất hiện trước tiên từ đội ngũnhững người sáng tác. Trong lời tựa cho truyện Thầy Lazaro Phiền (1887) của NguyễnTrọng Quản đã thấy xuất hiện câu cách ngôn của một nhà hiền triết cổ Hy Lạp. Chẳngnhững thế trong toàn bộ cuốn truyện mở đầu của văn xuôi hư cấu (fiction) Việt Nam nàycòn thấy dấu ấn của văn học phương Tây hiện diện không chỉ trong những gợi ý về đề tàimà cả trong cách kết cấu, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật. Tuy nhiên,sự tiếp nhận của người đọc đương thời với cuốn tiểu thuyết này là tương đối hờ hững.Nguyễn Văn Trung hoàn toàn có cơ sở khi lí giải hiện tượng này từ phương diện của thóiquen và thị hiếu tiếp nhận của người đọc miền Namcuối thế kỷ XIX. Hai mươi năm sau,Trần Chánh Chiếu (lúc bấy giờ là chủ bút báo Nông cổ mín đàm) chấp bút cho thể lệ cuộcthi tiểu thuyết lại nhắc đến thể Roman theo cách dùng của người Lang Sa với đặc trưng “lấytừ tiếng mình mà đặt ra một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ, dường như làtruyện có thật vậy”(2). Ý định là thế nhưng quán tính của đời sống sáng tác văn học vẫnthiên về những ảnh hưởng của tiểu thuyết thông tục Trung Quốc kết hợp với mĩ học củatruyện Nôm truyền thống. Không nói đâu xa, đặc điểm ấy vẫn thấy rất rõ ngay trong chínhtác phẩm của Trần Chánh Chiếu với tiểu thuyết Hoàng Tố Anh hàm oan được viết ở thờiđiểm sau đó tròn năm năm: 1916. Dù mở đầu nhưng quan niệm về tiểu thuyết nói riêng, vềvăn học mới nói chung ở miền Nam chỉ dừng lại ở những nét chấm phá sơ khoáng như thếvà sức tác động đến đời sống văn học là tương đối mờ nhạt. Lý do bởi những quan niệm đóchưa được “nâng cấp” để trở thành những phạm trù lý luận. Thực tế này là một phản chứnggiúp ta thấy được vai trò dẫn nhập cho hệ giá trị mới trong đời sống văn học của lý luận vàphê bình văn học. Thiếu nó cả người sáng tác cũng như người đọc không có được sự tự giáctrong hoạt động cách tân và tiếp nhận. Ở miền Bắc, cảm quan về văn học thế giới xuất hiện muộn hơn. Năm 1914, trong haibài báo đăng cạnh nhau Xét tật mìnhvà Tật có thuốc trên Đông Dương tạp chí, Nguyễn VănVĩnh trong khi đả phá lối văn truyền thống của người Việt mà ông gọi là “tật huyền hồ lýtưởng” đã có một so sánh văn học khi nhắc đến văn chương Pháp với sự chú trọng tới “cáchbày tỏ các tính tình thực của người ta”. Từ đó ông chủ bút Đông Dương tạp chí chủ trương:“Vậy thì tôi tưởng ta muốn noi văn minh Thái-tây, nên tập lấy lối tả tính tình, lối vănchương chân thật”(3). Cách phán xét truyền thống cũng như viễn kiến về phương thức cáchtân văn học của Nguyễn Văn Vĩnh như trên, rõ ràng là không thể xuất hiện nếu thiếu đi mộtcảm quan về văn học thế giới. Tuy nhiên, một cách khách quan, đấy mới chỉ là những sosánh có tính chất khái luận chứ chưa được chiếu ứng một cách trực tiếp vào thực tiễn đờisống sáng tác văn học Việt Nam lúc bấy giờ. “Lối văn chương chân thật” mà Nguyễn VănVĩnh nêu ra trong bài báo của mình cũng chưa phải là một thuật ngữ khoa học chặt chẽ, cónội hàm xác định. Nói cách khác, đó vẫn chưa phải là nhận xét của một nhà lý luận hay phêbình văn học với những luận điểm và khái niệm công cụ được minh đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: