Danh mục

Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc giải mã những diễn ngôn văn học không đơn thuần là việc khảo cứu nội văn bản, dựa trên tính tự trị của những hình tượng văn học. Đối với những tiểu thuyết được trải dài theo thời gian lịch sử biên niên và không gian địa lý, văn hóa như Tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez, một cách tiếp cận liên ngành và liên văn bản sẽ góp phần giải quyết được nhiều hơn những vấn đề thuộc về cảm thức ám thị văn hóa, cũng như đặc trưng tư tưởng và tín ngưỡng của các nhân vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 CẢM QUAN VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU THỜI THỔ TẢ CỦA G.G.MARQUEZ Phan Tuấn Anh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Việc giải mã những diễn ngôn văn học không đơn thuần là việc khảo cứu nội văn bản, dựa trên tính tự trị của những hình tượng văn học. Đối với những tiểu thuyết được trải dài theo thời gian lịch sử biên niên và không gian địa lý, văn hóa như Tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez, một cách tiếp cận liên ngành và liên văn bản sẽ góp phần giải quyết được nhiều hơn những vấn đề thuộc về cảm thức ám thị văn hóa, cũng như đặc trưng tư tưởng và tín ngưỡng của các nhân vật. Trong tác phẩm này, nổi lên hai vấn đề cơ bản mang tính chất tộc loại tại Mỹ Latinh đã ám thị trong vô thức tập thể của các nhân vật, đó là cảm thức về thân phận văn hóa lai và cảm thức về đạo đức và vai trò của Kyto giáo. Chính từ việc làm rõ các cảm thức này trong thân phận hậu thực dân của Mỹ Latinh, chúng ta sẽ mở ra những ẩn ngữ trong diễn ngôn tình yêu trong Tình yêu thời thổ tả - “một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất ngợi ca về tình yêu mà con người có thể viết nên”. 1. Đặc trưng nền văn hóa lai thời hậu thực dân Bên cạnh Trăm năm cô đơn (1967), tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả (1985) là thành tựu lớn nhất đã góp phần vinh danh G.G.Marquez trở thành một trong những bậc thầy văn chương của thế kỷ XX. Đọc Tình yêu thời thổ tả của nhà văn người Colombia (giải Nobel văn chương năm 1982), trong diễn ngôn tình yêu, chúng ta vẫn có thể nhận ra những đặc trưng của một nền văn hóa lai thời hậu thực dân. Do đó, thông qua đọc văn bản văn học, người đọc có thể đến với việc đọc văn hóa và đọc lịch sử. Ngược lại, có thể dùng cách đọc văn hóa và đọc lịch sử nhằm giải mã nghệ thuật một văn bản văn học. Như chúng ta đều biết, lịch sử văn hóa Mỹ Latinh là quá trình hỗn chủng, lai tạp tất cả các nền văn hóa lớn trên thế giới. Có thể tạm hình dung một thực thể bao gồm các thành phần văn hóa như sau: STT 1 Chủ thể Châu lục xuất thân Thời gian xuất hiện Thân phận tại Mỹ Latinh hậu thực dân Người Indian bản Gốc gác là từ 21.000 năm Tuyệt chủng, thiểu xứ (da đỏ) - chủng châu Á di cư sang, trước công số, lạc hậu, bị trị 7 tộc Mongoloid (da rồi từ Bắc Mỹ nguyên vàng) hành trình xuống Mỹ Latinh 2 Châu Âu Chính thức Cai trị, lãnh đạo, từ 1492, với độc tài, chủ thể của cuộc thám nền văn hóa hiểm của Columbus Châu Phi (Nêgrôit) Khoảng đầu Nô lệ, bị trị, lạc thế kỷ XVI hậu, công dân hạng hai 4 Người da vàng Châu Á (Mongoloid) nhập cư (chủ yếu là người Hoa, người Indonesia, người Đông Ấn, Lebanon, Syrie) Khoảng từ Công dân hạng hai, thế kỷ XVIII, làm thuê tại vùng đồn điền Caribean, sau các cuộc giải phóng nô lệ 5 Người lai (giữa các Phụ thuộc vào Từ thế kỉ XV Công dân hạng hai chủng người thuần nguồn gốc cha mẹ trở đi chủng có trước) Người da trắng (Ơrôpêôit) (tại Mỹ Latinh chủ yếu là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) 3 Người da đen Trong các chủng tộc nói trên, trong thời hậu thực dân, người lai chiếm đa số, chiếm gần 60% dân số, người da trắng xấp xỉ 30%, người da đen khoảng 10% và một ít người da đỏ bản xứ còn sót lại cùng người da vàng nhập cư. Như vậy, cơ cấu nền văn hóa ở Mỹ Latinh là một sự hỗn chủng nhiều nhóm chủng tộc, nhiều truyền thống và bản sắc văn hóa, tôn giáo, phương thức sản xuất. Trong đó, người da đỏ bản xứ vốn là chủ nhân ban đầu lại bị tuyệt diệt gần hết bởi quá trình thực dân hóa. Người da trắng dù chiếm tỷ lệ không quá đông nhưng lại nắm gần như mọi quyền lợi cơ bản trong xã hội. Người da đen ngày nay dù đã được tự do nhưng vẫn bị lạc hậu. Người lai là chủ thể đa số của nền văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân, mang đặc trưng lớn nhất của nền văn hóa này, nhưng vẫn chưa thực sự thoát khỏi định kiến là công dân hạng hai. “Đến giữa thế kỷ XVIII, quá trình hợp hôn giữa người da trắng và người da đen làm xuất hiện tầng lớp người lai. Thế nhưng chỉ người da trắng mới có quyền công dân đầy đủ” [9, 101]. Bởi vì, trong quan niệm của xã hội, đối với người lai, nếu mang hai dòng máu khác biệt về đẳng cấp trong mình, thì thân phận một cá nhân sẽ thuộc về dòng máu “hạ đẳng” hơn. Trong đó, xét về nội thể nền văn hóa bản địa của Mỹ Latinh, tức nền văn hóa của người Indian (da đỏ) bản xứ, đây là một nền văn hóa phong phú, nhiều nét tín 8 ngưỡng đa thần, huyền thoại, kỳ ảo đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân sau này. Ngày nay, do sự diệt vong gần như đa số của người da đỏ ở Mỹ Latinh, nền văn hóa Indian chỉ là những vọng động, cảm thức, chứ không còn giữ được vai trò chủ đạo ngay trên vùng đất quê hương của nó, cho dù người da đỏ đã chủ động rút lui khỏi quá trình công nghiệp hóa, nhằm bảo vệ nền văn hóa riêng của mình. Quá trình thực dân hóa Mỹ Latinh cũng đồng thời là quá trình diệt chủng người Indian bản xứ, hoặc đồng hóa về mặt văn hóa, thông qua quyền lực của quá trình cưỡng đạo người da đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: