CĂN BỆNH HÀ LAN CÓ THỂ XẢY RA Ở VÙNG VEN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ?
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.30 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan không chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa tulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CĂN BỆNH HÀ LAN CÓ THỂ XẢY RA Ở VÙNG VEN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ? CĂN BỆNH HÀ LAN CÓ THỂ XẢY RA Ở VÙNG VEN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ? Huỳnh Thế Du Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan không chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa tulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn1. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (win fall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền không còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, thất nhiệp gia tăng và nhiều vấn đề rắc rối khác đã xảy ra. Chuyện của những năm 1960 thoảng qua như một cơn lốc, nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hà Lan. Sau đó, bằng chính sách hợp lý, Hà Lan lại đạt được những thành tựu kinh tế kỳ diệu, những cánh đồng hoa tulip đã được khôi phục. Nhưng để đánh dấu sự thất bại của chính sách sử dụng các nguồn tài nguyên không hiệu quả, các nhà kinh tế đã đặt tên cho hiện tượng nêu trên là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) và định nghĩa Căn bệnh Hà Lan là một hiện tượng kinh tế trong đó việc phát hiện và khai thác ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm giảm công nghiệp hoá nền kinh tế quốc gia. Theo một kịch bản đã cho, giá trị đồng tiền trong nước tăng (các hàng hoá kém sức cạnh tranh được sản xuất), nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm và năng suất bị giảm sút.2 Trở lại Việt nam, bài viết này không đề cập đến khả năng căn bệnh Hà Lan có xảy ra như đã từng xảy ra ở Negeria, Indonexia và nhiều quốc gia khác hay không vì đã có nhiều bài phân tích về vấn đề này. Bài viết chỉ mượn hiện tượng kinh tế vĩ mô để nêu ra một vấn đề đang xảy ra tại vùng ven các đô thị. Mà những người trong cuộc và Nhà nước cần phải có những cách ứng xử thông minh, hợp lý nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực mà nó có thể xảy ra. Là nước nông nghiệp, Việt nam có những xóm làng được ẩn khuất sau những luỹ tre hết sức bình yêu và nên thơ. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh loạn lạc, đại đa số nông dân Việt nam phải sống cơ cực từ đời này sang đời khác. Cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc từng được xem như là chuyện thường tình. Mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi Việt nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở của nền kinh tế vào năm 1986. Sau gần 2 thập niên, đã có những tiến bộ thần lỳ, tỷ lệ hộ đói nghèo từ gần 80% đã giảm còn 29% (theo chuẩn quốc tế), còn 12% (theo chuẩn quốc gia). Nhìn chung, 1 Mỏ khí đốt được phát hiện ra ở vùng biển bắc 2 Định nghĩa căn bệnh Hà Lan bằng tiếng anh:Dutch disease is an economic phenomenon in which the discovery and exploitation of natural resources deindustrializes a nation's economy. In the given scenario, the value of the country's currency rises (making manufactured goods less competitive), imports increase, exports decrease, and productivity falls - http://www.fact-index.com/d/du/dutch_disease.html hầu hết người dân Việt nam chưa được ăn ngon mặc đẹp, nhưng đã được ăn no mặc ấm. Với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, của xã hội, những thành tực đạt được, mọi chuyện sẽ ngày càng tốt đẹp, đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn. Nhưng chuyện không đơn giản khi hiện tượng đô thị hoá ồ ạt xảy ra. Nhiều đô thị (nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh) được mở rộng. Đất nông nghiệp trở thành đất công nghiệp, đất đô thị với mức giá tăng chóng mặt, từ vài chục nghìn một mét vuông tăng lên vài triệu, thậm chí vài chục triệu. Những người nông dân chân lấm tay bùn có mức thu nhập chưa đến 1 đô la một ngày, chỉ sau một đêm đã trở thành tỷ phú. Điều gì xảy ra, những ngôi nhà hộp ba bốn tầng dần thay thế những ngôi nhà ngói ba gian, những tiện nghi đắt tiền được mua sắm. Những khoản chi phí trước đó được tính từng đồng trên khoản thu nhập ít ỏi từ việc bán con lợn, tạ thóc, giờ đây không trở thành vấn đề. Những từ trăm, nghìn ít được nghe thấy hơn mà thay vào là những từ triệu, tỷ... Những tệ nạn xã hội (mại dâm, ma tuý ...) bắt đầu tràn về các vùng quê. Chuyện một số nông dân dùng tiền bán đất để 'bao cho một số nữ công nhân tại các khu công nghiệp phía nam, hay chuyện cả làng đồng loạt xây nhà lầu, mua xe hơi ở miền bắc đã được báo chi nêu ra... Những chuẩn mực đánh giá có thể bị thay đổi. Người ta không còn đánh giá sự khá giả, giàu có qua mức thu nhập hàng tháng, qua những vụ mùa, mà thay vào đó là sở hữu bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu lô đất. Sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ít được chú trọng hơn. Thay vào đó, người ta dồn nguồn lực cho việc đầu cơ đất đai, bất động sản. Bong bóng bất động sản ngày càng to hơn và nguy cơ đóng băng thị trường bất động sản rất có thể xảy ra. Những điều kiện vật chất cho trẻ em trong giai đoạn hiện tại có thể đầy đủ hơn. Trẻ em không còn phải một buổi đi học, một buổi phải cắt cỏ chăn trâu như trước đây, buổi sáng không phải ăn cơ nguội đi học. Nhưng những trò chơi không lành mạnh, tốn thời gian lôi cuốn bọn trẻ ngày càng nhiều và hấp dẫn hơn. Thời gian dành cho việc học hành ít đi. Khi cái đói, cái nghèo không còn đeo đẳng, cộng với việc tự nhiên cha mẹ chúng có quá nhiều tiền làm cho ý chí tiến thủ của những đưa trẻ này giảm xút rất nhiều và chúng chỉ nghĩ đến việc vòi vĩnh xin tiến cha mẹ chúng để mua sắm những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và tiêu tiền vào những cuộc chơi vô bổ. Điều gì sẽ xảy ra khi những khoản trời cho dần ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CĂN BỆNH HÀ LAN CÓ THỂ XẢY RA Ở VÙNG VEN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ? CĂN BỆNH HÀ LAN CÓ THỂ XẢY RA Ở VÙNG VEN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ? Huỳnh Thế Du Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan không chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa tulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn1. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (win fall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền không còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, thất nhiệp gia tăng và nhiều vấn đề rắc rối khác đã xảy ra. Chuyện của những năm 1960 thoảng qua như một cơn lốc, nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hà Lan. Sau đó, bằng chính sách hợp lý, Hà Lan lại đạt được những thành tựu kinh tế kỳ diệu, những cánh đồng hoa tulip đã được khôi phục. Nhưng để đánh dấu sự thất bại của chính sách sử dụng các nguồn tài nguyên không hiệu quả, các nhà kinh tế đã đặt tên cho hiện tượng nêu trên là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) và định nghĩa Căn bệnh Hà Lan là một hiện tượng kinh tế trong đó việc phát hiện và khai thác ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm giảm công nghiệp hoá nền kinh tế quốc gia. Theo một kịch bản đã cho, giá trị đồng tiền trong nước tăng (các hàng hoá kém sức cạnh tranh được sản xuất), nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm và năng suất bị giảm sút.2 Trở lại Việt nam, bài viết này không đề cập đến khả năng căn bệnh Hà Lan có xảy ra như đã từng xảy ra ở Negeria, Indonexia và nhiều quốc gia khác hay không vì đã có nhiều bài phân tích về vấn đề này. Bài viết chỉ mượn hiện tượng kinh tế vĩ mô để nêu ra một vấn đề đang xảy ra tại vùng ven các đô thị. Mà những người trong cuộc và Nhà nước cần phải có những cách ứng xử thông minh, hợp lý nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực mà nó có thể xảy ra. Là nước nông nghiệp, Việt nam có những xóm làng được ẩn khuất sau những luỹ tre hết sức bình yêu và nên thơ. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh loạn lạc, đại đa số nông dân Việt nam phải sống cơ cực từ đời này sang đời khác. Cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc từng được xem như là chuyện thường tình. Mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi Việt nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở của nền kinh tế vào năm 1986. Sau gần 2 thập niên, đã có những tiến bộ thần lỳ, tỷ lệ hộ đói nghèo từ gần 80% đã giảm còn 29% (theo chuẩn quốc tế), còn 12% (theo chuẩn quốc gia). Nhìn chung, 1 Mỏ khí đốt được phát hiện ra ở vùng biển bắc 2 Định nghĩa căn bệnh Hà Lan bằng tiếng anh:Dutch disease is an economic phenomenon in which the discovery and exploitation of natural resources deindustrializes a nation's economy. In the given scenario, the value of the country's currency rises (making manufactured goods less competitive), imports increase, exports decrease, and productivity falls - http://www.fact-index.com/d/du/dutch_disease.html hầu hết người dân Việt nam chưa được ăn ngon mặc đẹp, nhưng đã được ăn no mặc ấm. Với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, của xã hội, những thành tực đạt được, mọi chuyện sẽ ngày càng tốt đẹp, đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn. Nhưng chuyện không đơn giản khi hiện tượng đô thị hoá ồ ạt xảy ra. Nhiều đô thị (nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh) được mở rộng. Đất nông nghiệp trở thành đất công nghiệp, đất đô thị với mức giá tăng chóng mặt, từ vài chục nghìn một mét vuông tăng lên vài triệu, thậm chí vài chục triệu. Những người nông dân chân lấm tay bùn có mức thu nhập chưa đến 1 đô la một ngày, chỉ sau một đêm đã trở thành tỷ phú. Điều gì xảy ra, những ngôi nhà hộp ba bốn tầng dần thay thế những ngôi nhà ngói ba gian, những tiện nghi đắt tiền được mua sắm. Những khoản chi phí trước đó được tính từng đồng trên khoản thu nhập ít ỏi từ việc bán con lợn, tạ thóc, giờ đây không trở thành vấn đề. Những từ trăm, nghìn ít được nghe thấy hơn mà thay vào là những từ triệu, tỷ... Những tệ nạn xã hội (mại dâm, ma tuý ...) bắt đầu tràn về các vùng quê. Chuyện một số nông dân dùng tiền bán đất để 'bao cho một số nữ công nhân tại các khu công nghiệp phía nam, hay chuyện cả làng đồng loạt xây nhà lầu, mua xe hơi ở miền bắc đã được báo chi nêu ra... Những chuẩn mực đánh giá có thể bị thay đổi. Người ta không còn đánh giá sự khá giả, giàu có qua mức thu nhập hàng tháng, qua những vụ mùa, mà thay vào đó là sở hữu bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu lô đất. Sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ít được chú trọng hơn. Thay vào đó, người ta dồn nguồn lực cho việc đầu cơ đất đai, bất động sản. Bong bóng bất động sản ngày càng to hơn và nguy cơ đóng băng thị trường bất động sản rất có thể xảy ra. Những điều kiện vật chất cho trẻ em trong giai đoạn hiện tại có thể đầy đủ hơn. Trẻ em không còn phải một buổi đi học, một buổi phải cắt cỏ chăn trâu như trước đây, buổi sáng không phải ăn cơ nguội đi học. Nhưng những trò chơi không lành mạnh, tốn thời gian lôi cuốn bọn trẻ ngày càng nhiều và hấp dẫn hơn. Thời gian dành cho việc học hành ít đi. Khi cái đói, cái nghèo không còn đeo đẳng, cộng với việc tự nhiên cha mẹ chúng có quá nhiều tiền làm cho ý chí tiến thủ của những đưa trẻ này giảm xút rất nhiều và chúng chỉ nghĩ đến việc vòi vĩnh xin tiến cha mẹ chúng để mua sắm những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và tiêu tiền vào những cuộc chơi vô bổ. Điều gì sẽ xảy ra khi những khoản trời cho dần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế học bệnh Hà Lan chiến kinh doanh kinh tế Việt Nam quản trị doanh nghiệp kinh tế tăng trưởngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 571 0 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 337 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 325 0 0 -
38 trang 234 0 0
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 228 6 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 223 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 222 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 220 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 220 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 218 0 0