Danh mục

Căn cứ địa hai sông trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1883-1889)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai Sông là một trong những căn cứ địa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1883-1889). Sở dĩ căn cứ này tồn tại và chiến đấu bền bỉ trong 7 năm là do sự lãnh đạo tài năng của vị thủ lĩnh kết hợp với địa thế hiểm yếu ở vùng sông núi và được sự ủng hộ to lớn của nhân dân. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căn cứ địa hai sông trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1883-1889) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 141-146 CĂN CỨ ĐỊA HAI SÔNG TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP (1883-1889) Nguyễn Thị Thanh Hoa Trường Cao Đẳng Hải Dương E-mail: thanhhoa79.cd@gmail.com Tóm tắt. Hai Sông là một trong những căn cứ địa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp (1883-1889). Sở dĩ căn cứ này tồn tại và chiến đấu bền bỉ trong 7 năm là do sự lãnh đạo tài năng của vị thủ lĩnh kết hợp với địa thế hiểm yếu ở vùng sông núi và được sự ủng hộ to lớn của nhân dân. Những chiến công của nghĩa quân Hai Sông là chiến công của những người dân quê yêu nước, yêu làng. Những bài học lịch sử được rút ra từ sự thất bại của căn cứ địa Hai Sông luôn luôn có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Từ khóa: phong trào Cần Vương, Hai Sông, căn cứ địa, chống Pháp.1. Mở đầu Với hai bản Hiệp ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884), thực dân Pháp đã hoànthành cơ bản cuộc xâm lược nước ta. Mặc dù vậy, trong triều đình Huế, phái chủ chiếnđứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn ngấm ngầm chống Pháp, ấp ủ hy vọng khôi phục chủquyền dân tộc khi thời cơ tới. Đêm ngày 4 rạng sáng 5-7-1885, cuộc nổi dậy tại kinh thànhbắt đầu. Trong cảnh hỗn chiến, Tôn Thất Thuyết nhanh chóng, bí mật đưa vua Hàm Nghira khỏi Hoàng Thành, chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại Tân Sở, Tôn Thất Thuyết lấydanh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu cùng với nhândân đứng chống lại thực dân Pháp xâm lược vào ngày 13-7-1885. Hưởng ứng lời kêu gọi,nhân dân cả nước sục sôi khởi nghĩa, các căn cứ địa lần lượt được hình thành ở cả ba miềntạo nên một phong trào chống Pháp rộng lớn. Chúng ta có thể kể đến căn cứ địa HươngKhê ở Hà Tĩnh, Ba Đình - Mã Cao, Hùng Lĩnh ở Thanh Hóa. Ở khu vực Nam Trung Bộ cócăn cứ địa của đội nghĩa quân Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Cung, Bùi Điền, NguyễnĐức Mậu. Vùng núi phía Bắc có căn cứ địa của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh ở Hữu Lũng(Lạng Sơn). Trên vùng thượng du Tây Bắc, Nguyễn Quang Bích đã chiêu mộ nghĩa quân,lập được một loạt các căn cứ địa chống Pháp rất lớn mạnh, lan rộng khắp vùng sông Đà,sông Hồng, sông Chảy. . . 141 Nguyễn Thị Thanh Hoa Nhân dân đồng bằng sông Hồng đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự để kháng chiếnlàm bàn đạp tấn công kẻ thù. Một trong những căn cứ địa tiêu biểu ở đồng bằng sôngHồng là Căn cứ địa Hai Sông.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Điều kiện tiền đề và sự ra đời của Căn cứ địa Hai Sông Đốc Tít có nhiều tên khác như: Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Đức Hiệu, Nguyễn ĐứcTiết, Nguyễn Tất Thắng... Tên thật của ông là Nguyễn Xuân Tiết: (1851/1852 - 1913/1916)[1;600]. Quê ông ở Yên Lưu Thượng, tổng Yên Lưu, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (naylà xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình nôngdân khá giả. Tuổi thơ của Đốc Tít không được bình yên vì gia đình ông có người cậu ruộttham gia chống triều đình năm 1865. Cha mẹ và em trai ông phải đi lánh nạn ở Cao Bằng.Ông và chị gái Nguyễn Thị Thành phải ở với chú. Chú nhà nghèo lại đông con, nên haichị em phải làm việc giúp chú thím. Tuy vậy, cả hai chị em đều là người có chí lớn. ChịThành tần tảo sớm khuya nuôi em ăn học. Xuân Tiết theo học cụ Quan Đoàn, sau theohọc Lão đồng tiên sinh Nguyễn Bí Thuần, sau lại theo học cụ Nguyễn Đức Học, thườnggọi là cụ Đốc, mở trường dạy học ở làng Hà Tràng, nay thuộc xã Thăng Long, huyện KinhMôn [9;243]. Nguyễn Xuân Tiết là người có tài, có thừa năng lực đi thi Hương, nhưng không tinvào triều đình nhà Nguyễn. Ông không đi thi mà tìm thầy học võ. Tuy học võ nhưng ôngrất khoan dung độ lượng và cảm thông với hoàn cảnh của người nghèo. Vốn là người hamhọc, lại có sức khỏe nên ngay từ khi còn trẻ tuổi đã nổi tiếng về các môn võ vật. Đây lànhững cơ sở rất tốt cho ông xây dựng sự nghiệp đấu tranh vũ trang sau này. Từ năm 1883, Đốc Tít đã lấy vùng Hai Sông làm căn cứ hoạt động. Vùng Hai Sôngnằm gọn giữa hai con sông Kinh Thầy và sông Đá Bạch, gồm có hai cù lao Lớn và Nhỏ,cách nhau bởi một chi nhánh của sông Kinh Thày, mà nhân dân quen gọi là sông HàmMấu. Căn cứ Hai Sông nằm trên địa phận của bốn huyện Kinh Môn, Đông Triều (HảiDương cũ), Yên Hưng (Quảng Yên cũ) và Thủy Nguyên (Kiến An cũ). Vùng Hai Sôngngày nay gồm 13 xã thuộc 3 huyện Kinh Môn (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh)và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Nhìn trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy đây không chỉ là vùngsông núi tuyệt đẹp mà còn hiểm trở, rất thuận lợi cho nghĩa quân Hai Sông hoạt động. Khicần, nghĩa quân có thể mở rộng sự phối hợp hoạt động với các đội nghĩa quân ở các v ...

Tài liệu được xem nhiều: