Trẻ nhỏ đái dầm là chuyện thường, nhưng nếu em bé của bạn đã ngoài 5 tuổi mà vẫn còn làm ướt chăn đệm trong lúc ngủ thì chắc chắn có vấn đề về cơ thể hoặc tâm lý.Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến ba tuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa số sẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từ ba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhận bởi ở tuổi này, trẻ có thể chưa phát triển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần đi khám nếu ngoài 5 tuổi trẻ vẫn đái dầm Cần đi khám nếu ngoài 5 tuổi trẻ vẫn đái dầm Trẻ nhỏ đái dầm là chuyện thường, nhưng nếu em bé của bạn đã ngoài5 tuổi mà vẫn còn làm ướt chăn đệm trong lúc ngủ thì chắc chắn có vấn đề vềcơ thể hoặc tâm lý. Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến batuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa số sẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhận bởi ở tuổi này, trẻ có thểchưa phát triển hoàn thiện về thần kinh, phản xạ chưa đủ thiết lập. Nhưng khi trẻtrên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì bạn hãy đưa đến bác sĩ. Đái dầm là do bệnh thể chất Chị Thu Hoài ở Đống Đa, Hà Nội rất buồn và lo vì con trai đã 6 tuổi màvẫn đái dầm. Nhiều người bảo với chị đó là chuyện bình thường, mách cho vàicách chữa mẹo như ăn thằn lằn, thạch sùng... Chị đã thử cho con trai nhưng khônghiệu quả. Cháu cũng vì thế mà kém tự tin với bạn bè trong lớp. Sợ ảnh hưởng đếnviệc học tập và tinh thần của con, chị đưa bé đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bịbệnh đái dầm tiền phát. Thạc sĩ Cao Vũ Hùng, Phó khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương,cho biết đái dầm có hai loại: tiền phát và thứ phát. Đái dầm tiền phát diễn ra từnhỏ, tiếp tục kéo dài đến sau 5 tuổi không hết. Đái dầm thứ phát là trường hợp trẻđã khỏi ở giai đoạn khô ráo (ba tuổi) nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại. Tâm lý không tốt khiến trẻ đái dầm và ngược lại Khoa Tâm bệnh thường xuyên tiếp nhận điều trị trẻ đái dầm, chủ yếu là tiềnphát. Nguyên nhân là trẻ không thiết lập được phản xạ đi tiểu, hoặc quá trình thiếtlập phản xạ không tốt. Bình thường, bàng quang khi đầy sẽ đánh thức não và trẻsẽ dậy đi tiểu. Những đứa trẻ không thiết lập được phản xạ đó vẫn tiếp tục đáidầm. Cũng có trẻ bị bệnh này do bàng quang không trưởng thành, một dạng củarối loạn bài tiết. Còn đái dầm thứ phát thường xuất hiện như một triệu chứng củanhiều loại bệnh khác nhau, thường liên quan đến viêm đường tiết niệu (như viêmbàng quang) và bệnh về tâm lý. Bác sĩ Hùng tổng kết các nguyên nhân gây đái dầm thường gặp nhất: - Di truyền: Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái cũng sẽ bịbệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ đều đái dầm thì nguy cơ này ở con cái lêntới 70% - 75%. - Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ýthức được là đái dầm trên giường. - Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến não không được thôngbáo khi bàng quang đầy, khiến quá trình tiểu tiện diễn ra tự động. - Rối loạn nội tiết, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu đường, nghẹt đường tiểu ... - Dị dạng bàng quang, bàng quang không trưởng thành (dung tích quá nhỏ,không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu hay của chính bàng quang). Đái dầm vì quá căng thẳng Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) phổ biến nhất là dạngtiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ... có thểkhiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi môi trườnghọc (từ mẫu giáo lên lớp một), trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợsệt, bị bạn bè bắt nạt... và dẫn đến tình trạng trên. Trường hợp của con trai anhHoàng (Hà Nội) là một ví dụ. Anh Hoàng rất ngạc nhiên và bối rối khi cô giáo chủ nhiệm của con gọiđiện cho biết, trong giờ ngủ trưa ở lớp, cậu bé thường xuyên đái dầm, điều đãchấm dứt từ hai năm nay. Nghĩ cô giáo nhầm con mình với bạn khác, anh phânbua. Nhưng đến khi con trai thừa nhận thì anh tin và lập tức đưa bé đến bác sĩ. Tạikhoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, anh được biết con trai bị rối loạn tâmlý do những căng thẳng khi vào lớp một. Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chúý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâmtính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát đượcchính mình. Chính điều này lại tác động trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻ căng thẳnghơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi trẻ cóbệnh này là đưa đến bác sĩ. Măng trẻ không phải là biện pháp hay giúp trẻ hết đái dầm. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh có con đái dầm không nên mắng,chế giễu, hạ thấp trẻ vì bệnh này. Bản thân con bạn không muốn tình trạng nàyxảy ra và vốn đã rất xấu hổ, mặc cảm. Nếu bị đánh mắng, trẻ vừa phải lo lắng vềchuyện đái dầm, vừa sợ bố mẹ nên càng mất tự tin, căng thẳng, càng khó điều trị.Nên nhớ rằng đái dầm là vấn đề về sức khỏe mà đứa bé không tự giải quyết được,vì vậy việc mắng nhiếc, trách móc không đem lại lợi ích gì. Thay vì lên án hành viđái dầm, bạn nên động viên trẻ, khuyến khích con, giúp trẻ tự tin tập luyện theoliệu pháp tâm lý mà bác sĩ hướng dẫn. Nếu trẻ sau 5 tuổi vẫn còn đái dầm với mức độ ít, tức mỗ ...