Danh mục

Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khi dạy học tiếng Việt - ThS. Lê Hoàng Giang

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khi dạy học tiếng Việt trình bày những vấn đề chính như sau: Học sinh Tiểu học người dân tộc trước khi đến trường, học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai, mặc cảm của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường học tiếng Việt,... Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khi dạy học tiếng Việt - ThS. Lê Hoàng Giang Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Phần 1: Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khi dạy học tiếng Việt ThS. Lê Hoàng Giang TT NC Giáo dục Phổ thông - Viện Nghiên cứu Giáo dụcGiáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyênluôn là nhiệm vụ hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó làviệc dạy học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộcthiểu số đang cư trú tại dải đất này, các dân tộc như Jrai, Bahnar... Mục đích củaviệc giáo dục ngôn ngữ này là nhằm cung cấp cho các em một công cụ giaotiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, cùng sống dướimái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngôn ngữ,phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mới. Thế nhưngxét về mặt chất lượng, hiệu quả giáo dục ngôn ngữ hiện nay ở các tỉnh TâyNguyên, như Gia Lai, KonTum, ĐăkLăk vẫn còn thấp. Tỷ lệ tốt nghiệp THPTcủa học sinh dân tộc thiểu số ở các tỉnh trên trong những năm qua vẫn chưa cao,cụ thể, trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú tỉnh Gia Lai, 2001 - 2002: 71,19%;2002 - 2003: 62,50%; 2006 - 2007: 76,34%; 2007 - 2008: 71,32%... Đặc biệt,chất lượng bài kiểm tra, bài thi các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nóichung, môn Tiếng Việt ở Tiểu học, môn Ngữ văn ở THCS, THPT nói riêng đềurất thấp, học sinh không đủ vốn từ vựng để hiểu các môn học khác. Nguyênnhân của tình trạng trên là năng lực ngôn ngữ, kiến thức tiếng Việt của các emcòn hạn chế, việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ởnhững tỉnh trên vẫn chưa mang lại hiệu quả mong đợi. Là những người làmcông tác giáo dục, chúng ta hãy suy ngẫm về kết quả giáo dục này!1. Học sinh Tiểu học người dân tộc trước khi đến trường.Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dântộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế cũng có số ít các em được trảiqua sự chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, nhưnhững mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản nhưnghe, nói mà trường Mầm Non đã trang bị cho các em, vì những lý do kháchquan khác nhau đã không còn theo các em bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạtgia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻnên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếngViệt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thườngvới thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng có khi là không thể, việc nghe giảngnhững kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khănhơn đối với các em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường 1 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làmgiảm tốc độ bước chân các em đến trường.2. Học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứhai.Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với cácem, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là mộtngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em làdo điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lýsử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộngđồng, những lần hội họp, người địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũngcó lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ thường trực trong họ. Chính vì thế, mỗi lầncác cán bộ xã, huyện về chủ trì một cuộc họp nào đó ở làng, bản, họ phát biểubằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnhhưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếngmẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt, quênngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ đó, đã khiến cho các emthụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môitrường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp.3. Mặc cảm của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường học tiếng Việt.Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên, tôi nhậnthấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cáinghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu ...

Tài liệu được xem nhiều: