Thông tin tài liệu:
Thời tiết lạnh, ẩm vào mùa xuân cũng là mùa bùng phát mạnh các bệnh hô hấp ở trẻ . Để chữa trị những bệnh này, các bác sĩ khuyến cáo cần nắm rõ các triệu chứng và cách dùng thuốc cho từng căn bệnh. 1.Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp) là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong mùa xuân. Trẻ thường ho kèm theo chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt nhưng không khó thở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩn thận với bệnh hô hấp mùa xuânCẩn thận với bệnh hô hấp mùa xuânThời tiết lạnh, ẩm vào mùa xuân cũng là mùa bùng phátmạnh các bệnh hô hấp ở trẻ .Để chữa trị những bệnh này, các bác sĩ khuyến cáo cần nắmrõ các triệu chứng và cách dùng thuốc cho từng căn bệnh.1.Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp) là bệnhphổ biến nhất ở trẻ em trong mùa xuân. Trẻ thường ho kèmtheo chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt nhưng không khóthở.Ho là một phản ứng của cơ thể để tống các chất lạ hoặc chấtnhầy tiết nhiều quá ra khỏi các ống dẫn khí. Bởi vậy, ho làmột phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể nên nhiều khikhông nên tìm cách ngăn cản triệu chứng ho.Một số thuốc an thần, giảm ho có khi lại có hại, làm cho trẻkhó thở. Nên cho trẻ dùng các loại thuốc có tác dụng làmloãng cả chất nhầy để dễ tống chúng ra ngoài (nhỏ mũi bằngnatriclorua 0,9%). Chỉ khi trẻ ho khan nhiều quá, bị mất sứcvì ho ban đêm thì mới cho uống thuốc ho và an thần (nhưtheralene…) để làm dịu cơn ho.2.Viêm phế quản: Là bệnh hay gặp ở trẻ lớn trên 5 tuổi. Trẻthường có các triệu chứng như sốt, ho nhưng không thởnhanh hoặc co rút lồng ngực nếu được chữa trị sớm bằng mộtthuốc kháng sinh. Thường thì bệnh khỏi trong vòng vài ngàynhưng cũng có khi kéo dài tới 1-2 tuần, nhất là với các cháuchưa biết cách khạc đờm.3. Viêm phổi: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ bịviêm phổi thường có các triệu chứng như: sốt cao, ho, thởnhanh, trường hợp nặng, cánh mũi trẻ phập phồng hoặc co rútlồng ngực. Cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và chữa trịkịp thời bằng thuốc kháng sinh, trẻ sẽ nhanh khỏi.Cách phòng các bệnh hô hấp vào mùa xuân là đảm bảo chếđộ ăn uống vệ sinh, cho trẻ mặc đủ ấm. Khi trẻ mắc bệnh,phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướngdẫn của thầy thuốc.Trong tủ thuốc gia đình nên có sẵn nhiệt kế, thuốc hạ sốt,dung dịch nhỏ mũi, mắt, gói oresol... để dùng khi cần thiết.Ngoài chăm sóc ăn uống và phòng chống lạnh, tránh gió lùa,có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch sunfarin hoặcnatriclorid 0,9%, không cho trẻ ốm đi nhà trẻ, mẫu giáo đểtránh lây lan cho trẻ khác.