Cẩn thận với gạo thơm ướp hương liệu
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 288.62 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, không ít tiểu thương vì hám lợi đã tẩm hương liệu vào gạo ăn để hạt gạo thơm và bán được nhiều hơn.
Gạo thơm là nhờ hương liệu? Gạo, món ăn không thể được của nhiều gia đình Việt Nam, cũng bắt đầu trở thành loại thực phẩm đáng lo ngại trước thông tin một số loại gạo đã được tẩm hóa chất, từ thuốc bảo quản, chống mốc đến hương liệu làm cho... thơm. Một người làm nghề buôn gạo tại chợ Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩn thận với gạo thơm ướp hương liệu Cẩn thận với gạo thơm ướp hương liệu Bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, không ít tiểu thương vì hám lợi đã tẩm hương liệu vào gạo ăn để hạt gạo thơm và bán được nhiều hơn. Gạo thơm là nhờ hương liệu? Gạo, món ăn không thể được của nhiều gia đình Việt Nam, cũng bắt đầu trở thành loại thực phẩm đáng lo ngại trước thông tin một số loại gạo đã được tẩm hóa chất, từ thuốc bảo quản, chống mốc đến hương liệu làm cho... thơm. Một người làm nghề buôn gạo tại chợ Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện nay rất nhiều đại lý, cửa hàng gạo dùng chiêu ướp hương liệu vào gạo thường để đánh lừa khách hàng và bán với giá gạo Thái, gạo Tám, gạo Bắc Hương… Chị này cho biết thêm, loại gạo bị ướp hương liệu chỉ thơm lúc chưa nấu hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mới mua về, khi đã để lâu thì mùi hương gần như bay hết. Loại gạo này khi cho vào nấu chín cũng không còn mùi thơm như gạo thơm thật nữa mà mùi như các loại gạo thường. Bà Hương, một người chuyên bán gạo quê trên phố Bạch Mai cho biết, thóc phơi không đủ nắng (1 nắng), làm ra hạt gạo óng đẹp nhưng khó bảo quản, dễ bị mối mọt vì độ ẩm trong gạo cao. Chính vì thế, để giữ được mùi hương và bảo quản gạo (nhất là khi trời nồm, độ ẩm cao gạo dễ lên mốc) nhiều đại lý thường dùng độc chiêu ướp hương liệu tạo mùi. Người tiêu dùng săn gạo quê Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra ngỡ ngàng và lo ngại. Một bạn đọc chia sẻ: Đến gạo cũng độc hại thì còn biết ăn gì nữa? Thảo nào bây giờ gạo hạt nào cũng nõn nà, tròn trịa, nhìn rất đẹp nhưng khi nấu thì chỉ thơm 1 tí lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa. Một bạn đọc khác trên 1 diễn đàn bày tỏ: Kiểu này thì cuối tuần về quê mua gạo dự trữ lên ăn dần cho an tâm vậy. Nhiều người tiêu dùng khác cũng tỏ ra lo lắng trước những thông tin về loại gạo thơm rởm này. Chị Minh một người nội trợ ở Cầu Giấy (Hà Nội) nói: Quả thật, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì chúng tôi cũng chẳng thể phân biệt đâu là gạo không tẩm và đâu là gạo đã được tẩm hương liệu tạo mùi thơm…. Bên cạnh đó, các loại hóa chất bảo quản cũng như hương liệu tạo mùi hiện bán trên thị trường đều không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng cũng như tỷ lệ pha trộn... Bởi vậy, người tiêu dùng đã chọn giải pháp an toàn nhất là mua gạo ở các đại lý gạo lớn, có uy tín hoặc về quê mua gạo quê của người quen với số lượng lớn để ăn dần. Chọn gạo nào cho bữa cơm gia đình Ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm nồng nàn để thu hút khách hàng hiện nay rất phổ biến. Thơm Lài, Thơm Thái, Nàng thơm Chợ Đào… là những loại đang được ưa chuộng nên nguy cơ người tiêu dùng mua phải gạo bị ướp hương liệu rất cao, nhất là đối với gạo Nàng thơm chợ Đào. Bởi vì loại gạo này chỉ trồng được số lượng rất ít tại vùng đất Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Ông cũng cho biết thêm về cách nhận biết gạo bị ướp hương đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, đến vài ngày sau không còn nghe mùi thơm khi mở hũ gạo. Nếu đúng là gạo Nàng thơm Chợ Đào thật, sau khi nấu xong, nồi cơm sẽ bốc lên mùi thơm thoang thoảng rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt và mềm, lâu bị ôi thiu. Nhiều bà nội trợ cũng rỉ tai nhau lúc đầu nên mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ tẩy chay cửa hàng. Đa số họ đều nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình, người tiêu dùng cần chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở những đại lý uy tín. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩn thận với gạo thơm ướp hương liệu Cẩn thận với gạo thơm ướp hương liệu Bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, không ít tiểu thương vì hám lợi đã tẩm hương liệu vào gạo ăn để hạt gạo thơm và bán được nhiều hơn. Gạo thơm là nhờ hương liệu? Gạo, món ăn không thể được của nhiều gia đình Việt Nam, cũng bắt đầu trở thành loại thực phẩm đáng lo ngại trước thông tin một số loại gạo đã được tẩm hóa chất, từ thuốc bảo quản, chống mốc đến hương liệu làm cho... thơm. Một người làm nghề buôn gạo tại chợ Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện nay rất nhiều đại lý, cửa hàng gạo dùng chiêu ướp hương liệu vào gạo thường để đánh lừa khách hàng và bán với giá gạo Thái, gạo Tám, gạo Bắc Hương… Chị này cho biết thêm, loại gạo bị ướp hương liệu chỉ thơm lúc chưa nấu hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mới mua về, khi đã để lâu thì mùi hương gần như bay hết. Loại gạo này khi cho vào nấu chín cũng không còn mùi thơm như gạo thơm thật nữa mà mùi như các loại gạo thường. Bà Hương, một người chuyên bán gạo quê trên phố Bạch Mai cho biết, thóc phơi không đủ nắng (1 nắng), làm ra hạt gạo óng đẹp nhưng khó bảo quản, dễ bị mối mọt vì độ ẩm trong gạo cao. Chính vì thế, để giữ được mùi hương và bảo quản gạo (nhất là khi trời nồm, độ ẩm cao gạo dễ lên mốc) nhiều đại lý thường dùng độc chiêu ướp hương liệu tạo mùi. Người tiêu dùng săn gạo quê Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra ngỡ ngàng và lo ngại. Một bạn đọc chia sẻ: Đến gạo cũng độc hại thì còn biết ăn gì nữa? Thảo nào bây giờ gạo hạt nào cũng nõn nà, tròn trịa, nhìn rất đẹp nhưng khi nấu thì chỉ thơm 1 tí lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa. Một bạn đọc khác trên 1 diễn đàn bày tỏ: Kiểu này thì cuối tuần về quê mua gạo dự trữ lên ăn dần cho an tâm vậy. Nhiều người tiêu dùng khác cũng tỏ ra lo lắng trước những thông tin về loại gạo thơm rởm này. Chị Minh một người nội trợ ở Cầu Giấy (Hà Nội) nói: Quả thật, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì chúng tôi cũng chẳng thể phân biệt đâu là gạo không tẩm và đâu là gạo đã được tẩm hương liệu tạo mùi thơm…. Bên cạnh đó, các loại hóa chất bảo quản cũng như hương liệu tạo mùi hiện bán trên thị trường đều không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng cũng như tỷ lệ pha trộn... Bởi vậy, người tiêu dùng đã chọn giải pháp an toàn nhất là mua gạo ở các đại lý gạo lớn, có uy tín hoặc về quê mua gạo quê của người quen với số lượng lớn để ăn dần. Chọn gạo nào cho bữa cơm gia đình Ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm nồng nàn để thu hút khách hàng hiện nay rất phổ biến. Thơm Lài, Thơm Thái, Nàng thơm Chợ Đào… là những loại đang được ưa chuộng nên nguy cơ người tiêu dùng mua phải gạo bị ướp hương liệu rất cao, nhất là đối với gạo Nàng thơm chợ Đào. Bởi vì loại gạo này chỉ trồng được số lượng rất ít tại vùng đất Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Ông cũng cho biết thêm về cách nhận biết gạo bị ướp hương đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, đến vài ngày sau không còn nghe mùi thơm khi mở hũ gạo. Nếu đúng là gạo Nàng thơm Chợ Đào thật, sau khi nấu xong, nồi cơm sẽ bốc lên mùi thơm thoang thoảng rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt và mềm, lâu bị ôi thiu. Nhiều bà nội trợ cũng rỉ tai nhau lúc đầu nên mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ tẩy chay cửa hàng. Đa số họ đều nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình, người tiêu dùng cần chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở những đại lý uy tín. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 227 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 191 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 177 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 145 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 141 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 91 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 87 1 0