Tài liệu "Can thiệp Khủng hoảng" cung cấp cho các bạn những kiến thức sơ lược về khủng hoảng, can thiệp khủng hoảng, can thiệp khủng hoảng cho thân chủ có thân nhân vừa mới qua đời, can thiệp khủng hoảng cho cộng đồng. Đây là tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Công tác Xã hội những người thường hay tiếp xúc với những thân chủ đang trong thời kỳ khủng hoảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Can thiệp Khủng hoảngBài 1: SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNGNgày nay, từ “khủng hoảng” được sử dụng trong nhiều lãnh vực khác nhau như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tinh thần… Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ khủng hoảng tinh thần là gì, đặc tính và những biểu hiện của nó ra sao. Nhiều người nhầm lẫn khủng hoảng với chứng rối nhiễu tâm lý; hay một bệnh lý về tinh thần. Song thực tế khủng hoảng tinh thần chỉ là một trạng thái tâm lý có mở đầu, diễn tiến và kết thúc.I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG- Khủng hoảng là một một tình trạng mất cân bằng hay một sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ hay một sự kiện bất thường gây nên. Sự kiện hay biến cố này ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân, nhóm hay cộng đồng. - Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt trước những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống nguy kịch.II. ĐẶC TÍNH CỦA KHỦNG HOẢNGKhông phải mọi căng thẳng đều là khủng hoảng. Thông thường, khủng hoảng có những đặc tính sau: - Thời gian khủng hoảng thường giới hạn - kéo dài khoảng từ vài giờ đến vài tuần. Trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập trong khoảng từ 4 - 6 tuần. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể quay trở lại mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ; hoặc diễn ra triền miên trong cuộc sống của một người. Song có một điều chắc chắn rằng khủng hoảng không tồn tại mãi nếu chúng ta biết cách đương đầu với nó - Khi bị khủng hoảng, các phương án đối phó thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu nữa. Thiền, lời khuyên của bạn bè hay người thân… không còn tác dụng gì - Những vấn đề cũ chưa được giải quyết có nguy cơ tái bùng phát - Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả tự tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải quyết hay tìm sự giúp đỡ để sống còn - Khủng hoảng trải qua những giai đoạn có thể đoán trước đượcIII. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA KHỦNG HOẢNGTheo Resnk HLP, Ruben HL (1975) trong quyển Emergency Psychiatric Care, các giai đoạn của khủng hoảng được phân chia như sau:Trước khủng hoảngKhủng hoảngChối từ Mặc cảTác động Giai đoạn xáo trộn Giai đoạn giải quyếtSau khủng hoảng a. Mức độ thực hiện chức năng cao hơnb. Trở lại mức độ thực hiện chức năng như trước khi bị khủng hoảng * Cộng đồng Chấp nhận * Gia đình Hi vọng mới * Bản thân Ổn định (Bắt đầu hồi phục)Thử nghiệm và mắc lỗiTức giận / thất vọng Trầm uất / buồn sầu Chấp nhận / cam chịuc. Ở lại trong khủng hoảng, giảm sút chức năngTrước khi bị khủng hoảng, cá nhân ở trong một tình trạng thăng bằng, hoạt động chức năng bình thường. Dưới sự tác động của một biến cố tiêu cực bất ngờ, đời sống của một người sẽ gặp nhiều xáo trộn với những cảm xúc, tình cảm, thái độ, hành vi khác với những kinh nghiệm thường nhật. Cá nhân trong khi gặp khủng hoảng có thể thử dùng các phương án đối phó khác nhau để giải quyết vấn đề. Sau giai đoạn khủng hoảng (thường khoảng tối đa là 6 tuần), người đó có thể có phản ứng theo ba loại sau: - Loại phát triển: thân chủ vực dậy từ biến cố và sau đó, với sự trợ giúp của chuyên gia, học những kỹ năng mới và phát triển các điểm mạnh - Loại quân bình: thân chủ trở lại mức độ tiền/trước khủng hoảng nhưng không phát triển thêm các chức năng xã hội mới - Loại đóng băng khủng hoảng: thân chủ không cải thiện nhưng tập thích nghi bằng cách dính vào các thứ độc hại như sử dụng chất gây nghiện là rượu, ma túy, tình dục... Điều này làm cho thân chủ ở trong tình trạng có vấn đề kinh niênIV. CẢM XÚC, SUY NGHĨ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI GẶP KHỦNG HOẢNGTheo Hoff Ann Lee (1978), những người bị khủng hoảng thường có một số dấu hiệu chung sau: - Khó quản lý cảm xúc- Có khuynh hướng tự vẫn hoặc giết người - Uống rượu hoặc làm dụng chất gây nghiện - Phạm pháp - Không có khả năng sử dụng hiệu quả những nguồn hỗ trợ sẵn có Những dấu hiệu này cho ta biết rằng người đó đang bị đe dọa và rất cần sự trợ giúp. Một cách cụ thể, khi ở trong tình trạng như vậy, người này thay đổi cảm xúc, cách nghĩ và cách làm khác với bình thường như mô tả sau: 1. Cảm xúc Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó giúp ta lập ra những kế hoạch phù hợp và có những hành động thiết thực. Thế nhưng ở mức độ trầm trọng hơn, người gặp khủng hoảng thường lo lắng và căng thẳng cao độ. Có thể họ cũng cảm thấy sợ hãi, giận dữ, tội lỗi hoặc bồn chồn. Lo sợ thái quá thì sẽ để lại những hậu quả tiêu cực. Lo sợ được thể hiện bằng nhiều cách như: - Cảm giác kinh hãi, sốc, trầm uất/ buồn sầu - Sợ mất sự kiểm soát - Không có khả năng tập trung vào việc gì hết - Cảm giác vô vọng, không nơi nương tựa - Tủi hổ - chủ yếu là do thấy mình bất tài, kém cõi và cần cậy dựa vào người khác - Tức giận - cơ chế “giận cá chém thớt” (trút những cảm xúc tiêu cực lên ng ...