Danh mục

Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã từ lâu lắm, mỗi khi nói đến Cần Thơ là ai cũng liên tưởng đến bến Ninh Kiều – nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hoà, thơ mộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần Thơ có bến Ninh Kiều Cần Thơ có bến Ninh KiềuĐã từ lâu lắm, mỗi khi nói đến Cần Thơ là ai cũng liên tưởng đến bến Ninh Kiều –nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hoà, thơ mộng.Nhà văn cho rằng “Cảnh lịch người xinh”. Nhà thơ lại ca ngợi :“Cần Thơ có bến Ninh KiềuCó dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”hay“Cần Thơ có bến Ninh KiềuNữ sinh tha thướt sáng chiều sang sông”hoặc“Ninh Kiều cảnh đẹp Cần ThơBừng bừng sức sống từng giờ đổi thay”…Không phải tả thêm cảnh sắc Ninh Kiều, bởi hai từ riêng này đã in sâu tâm khảm nhiềungười có dịp qua đây. Tuy nhiên có một anh bạn văn nghệ từ Huế vào đồng bằng CửuLong tìm hiểu và muốn biết “Tại sao có tên Ninh Kiều?” – Anh hỏi – “Có phải do mộtchiến công của Đốc binh Kiều đánh Pháp nơi bến sông này ?”.Tôi bèn kết hợp những gì mình đã hiểu được và tìm thêm nguồn tư liệu “sống” để xácđịnh rõ hơn về Ninh Kiều thay câu trả lời.Trước hết con đường Hai Bà Trưng hiện tại, trước kia mang tên đường Lê Lợi, hẹp, chạydọc bờ sông cây cối sầm uất (thời Pháp cai trị đặt tên “Le quai de Commerce”, nhân dângọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi), phạm vi từ Bungalow đến phía nhà lồng chợcá dài khoảng 440 mét. Ghe xuồng ngày đêm chuyên chở hàng hoá, trái cây khắp làngquê chợ quận về đậu dọc bờ sông này để đưa lên chợ bán. Tàu đò chở khách ngược xuôisông rạch miệt sông Hậu đến rồi đi. Ngày trước trên bến này có 3 cầu tàu. Cầu tàu Hãngnước đá, từ đường Thủ Khoa Huân ra bến; cầu tàu Lục tỉnh từ đường Ngô Quyền (chỗđèn ba ngọn) ra bến dành cho tàu đò khắp các tỉnh và Sài Gòn về ghé ở đây; cầu tàu chởhàng Nam Vang (chỗ nhà lồng chợ cũ – bến đò Sân Heo) dành cho các tàu chở hàng hoáđối lưu theo sông Hậu lên xuống Cần Thơ – Nam Vang (Campuchia).Năm 1957 khi làm Tỉnh trưởng Phong Dinh (từ 8-4-1957 đến 3-12-1959) thời Đệ nhấtCộng Hoà, ông Đỗ Văn Chước đã cho lập nơi bến sông này một công viên cây kiểng vàbến dạo mát rất đẹp: dọc bờ sông kè đá thẳng tắp; trên bờ có khu công viên trồng câykiểng, những lối đi tráng nhựa với lề xi măng len lỏi vào sân cỏ trông đẹp mắt. Nhữngbăng đá mài nhẵn bóng để khách ngồi nghỉ chân ngắm cảnh dọc bờ sông. Trong côngviên có những trụ đèn, bên dưới cũng đặt băng đá mài, đêm đêm ánh sáng toả xuốngthảm cỏ xanh mượt mà êm ả. Những cây cau kiểng đặt trong chậu xi măng rất đẹp, lá tủara lung linh theo từng cơn gió sông Hậu thổi vào… Mỗi cây kiểng có tàng cắt uốn vénkhéo rất kỹ thuật; xung quanh có con đường tròn với ba lối đi vào nơi đặt bốn chiếc băngđá đâu lưng nhau. Vào những buổi chiều, du khách tha hồ vào đây dừng chân ngồi nghỉmát, mắt nhìn ra dòng sông Hậu hiền hoà với những con đò đưa rước khách sang sông.Và phía bên kia sông là Xóm Chài nhà cửa đủ loại đủ kiểu chen trong những rặng câynhấp nhô soi bóng dưới dòng nước hiền hoà thắm đậm phù sa mà mỗi buổi chiều từ bênnày bến nhìn sang cho ta cảm nhận một nét đẹp tuyệt vời và cũng gợi trong lòng ta cáithoáng hiện mong manh vì “mịt mờ nhân ảnh”. Bởi những chiếc đò chèo đưa rước kháchlướt nhẹ như sương như khói trên mặt sông trữ tình, đến nỗi thi sĩ Kiên Giang khi viết bàithơ Tình Trắng nói lên mối tình thời học trò ở Cần Thơ có đoạn:Xóm Chài ửng nét duyên thôn nữGió thổi lồng bay áo túi hồngCô lái đò ngang cười chúm chímThầm trêu hàn sĩ lúc sang sông…Cũng hình ảnh những con đò dật dờ trên sông nước đưa rước khách sang sông mà nhà thơKiều Diễm Phượng khi đối diện với cảnh sắc hữu tình đã trang trải lòng mình trong bàiLỡ Chuyến Đò :Tây Đô sóng nước lặng lờ trôiMột chiếc thuyền con tách bến rồiThấp thoáng bên sông người vẫy gọiLạnh lùng đò vẫn lướt ra khơi.Đôi mắt trông theo vời vợi buồnCúi đầu lặng bước bóng chiều buôngĐò đời lỡ chuyến thôi đành vậyChẳng biết đò duyên có lỡ không ?Thêm một hàng dương giống loại cây tùng, thẳng đứng, xếp thành đường thẳng dọc theolề đường Lê Lợi như trơ gan cùng mưa nắng. Ban ngày, bến Ninh Kiều còn là nơi hànhnghề của những nhà nhiếp ảnh. Du khách sẽ bắt gặp biết bao kiểu ảnh mới xinh đẹp củabến Ninh Kiều gắn trên các bảng quảng cáo của các nhiếp ảnh viên Văn Kỉnh, Văn Mười,Hoàng Xuân Sít, Trần Văn Bé v.v… Về đêm, các bé gái, bé trai đội từng xề mía, rổ đậuphộng rang mời khách. Ở đây du khách sẽ nếm được chất ngọt ngào của mía Cần Thơ,của trái cây đặc sản miền phù sa sông Cửu.Năm 1966, nhà thơ Phan Yến Linh (tức Phan Trần Duyên) có về Cần Thơ. Chúng tôi gặpnhau trong thân tình văn nghệ, khi rời nơi đây, anh đã gởi lại bài thơ TỪ BIỆT NINHKIỀU, bài thơ nầy đăng trên nhật báo Miền Tây, xin trích lại để giới thiệu cùng quý bạnđọc tình cảm của một văn thi sĩ trước bến Ninh Kiều vào những tháng năm chiến tranhtàn khốc và tình hình giới nghiêm thường xuyên được ban ra trong lòng thành phố CầnThơ.TỪ BIỆT NINH KIỀUTôi đến đây năm hôm rồi emLang thang qua phố mưa buồn thêmNinh Kiều bến đợi ai xa lạTôi chỉ mình tôi ngắm bóng mình.Thuốc đóm loè như đèn trên sôngThuyền ai về đó có xuôi dòng!Tôi người xa xứ đi phương lạ,Đến chẳn ...

Tài liệu được xem nhiều: