Danh mục

Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nguồn nhân lực đại học trong nền kinh tế số

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.87 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời đại công nghệ số đang diễn ra như vũ bão hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ đại học, về lĩnh vực quản lý công, chính sách và kinh tế trở thành vấn đề thời sự, có tính cấp bách ở Việt Nam. Thực tế nhiều trường đại học đổi mới mạnh mẽ trong đào tạo lĩnh vực này, từ đổi mới giáo trình đến đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, nội dung đào tạo gắn với công nghệ số, dữ liệu điện tử, thương mại điện tử, quản lý công, kinh tế và chính sách đang đặt ra nhiều thách thức đối với đào tạo đại học Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ chủ đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nguồn nhân lực đại học trong nền kinh tế số KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 11. CẦN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ SỐ TS. Hoàng Nguyên Khai * Tóm tắt Trong thời đại công nghệ số đang diễn ra như vũ bão hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ đại học, về lĩnh vực quản lý công, chính sách và kinh tế trở thành vấn đề thời sự, có tính cấp bách ở Việt Nam. Thực tế nhiều trường đại học đổi mới mạnh mẽ trong đào tạo lĩnh vực này, từ đổi mới giáo trình đến đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, nội dung đào tạo gắn với công nghệ số, dữ liệu điện tử, thương mại điện tử, quản lý công, kinh tế và chính sách đang đặt ra nhiều thách thức đối với đào tạo đại học Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ chủ đề này. Từ khóa: Đào tạo; công nghệ số; lý thuyết; thực tiễn; chính sách kinh tế 1. GIỚI THIỆU Quản lý công, chính quyền điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử đang ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong xây dựng và điều hành chính sách, trong quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và hoạt động của các tổ chức khác. Đây là xu hướng tất yếu trong tiết kiệm nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí tài chính, cải cách hành chính, đổi mới quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Đó là những nội dung hết sức cần thiết cần được quan tâm, bổ sung trong nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích, tổng hợp và so sánh dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp, tư liệu của các cơ quan chức năng, trao đổi với các chuyên gia với cán bộ ngân hàng, tài chính, chứng khoán, cán bộ doanh nghiệp để đưa ra các nhận xét, đánh giá theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. * Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 100 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan nội hàm quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công, ban hành chính sách trong kỷ nguyên số Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền các địa phương thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế thông qua luật. Đối với Việt Nam, có hệ thống từ Hiến pháp, Nghị quyết của Đảng; Luật và Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội; Nghị định và Quyết định, Nghị quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh Tra Chính phủ…) thuộc Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tất cả các văn bản đó về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công được ban hành cũng phải theo Luật định, có giải thích thuật ngữ, phạm vi tác động và điều chỉnh, đối tượng tác động, nguồn lực tài chính công và được kiểm tra, kiểm soát bởi bộ máy công quyền, có thời hạn hiệu lực thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chế tài trong triển khai thực hiện. Quá trình gửi văn bản, dự thảo góp ý văn bản được thực hiện thông qua thư điện tử, xác nhận điện tử, mã số điện tử, bỏ qua các khâu hành chính truyền thống: thông qua văn bản hành chính, in ấn và photocopy tốn kém giấy mực, chi phí bưu điện và tốn kém nhân lực, tốn kém thời gian như trước đây. Về hệ thống chính sách kinh tế và quản lý công của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và điều hành. Các chính sách đó cũng tuân thủ các nội hàm, kết cấu, trình tự nói trên, phải theo Luật định. Qua trình triển khai xây dựng, điều hành, kiểm tra và đánh giá cũng theo các quy trình điện tử, công bố ngay tức thời và công khai trên mạng Internet, mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có thể tiếp cận, tra cứu, lưu trữ, phản hồi và thực thi một cách minh bạch và tức thời. Mỗi chính sách kinh tế nói trên có các công cụ điều hành chính sách cụ thể và tác động vào các đối tượng cụ thể, rõ ràng, minh bạch của mục tiêu quản lý công của Quốc hội, của Chính phủ. Trong toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước các cấp, quá trình xử lý, theo dõi, điều hành các công cụ, chính sách, biện pháp đều được mã hóa, thông qua hệ thống thông tin điện tử nội bộ và mạng công chúng. Ví dụ: chính sách tài chính có công cụ thuế, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm... được ban hành thành văn bản pháp quy thể hiện rõ nội dung quản lý công, chính sách cụ thể trong quản lý của Nhà nước. Chính sách tiền tệ có các công cụ: lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, thị trường mở.... cũng được ban hành thành văn bản pháp quy cụ thể theo thẩm quyền ban hành. Vận hành các công cụ và thực thi các chính sách qua cổng dịch vụ công: thuế điện tử, hải quan điện tử, nộp phạt vi phạm hành chính điện tử và tra cứu dữ liệu; nộp hồ sơ và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: