Cẩn trọng với viêm màng não lây truyền qua không khí
.Con bạn rất dễ nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não nếu xung quanh có người bệnh, bởi các vi khuẩn này lây truyền qua không khí. Thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện lý tưởng để bệnh viêm màng não mủ phát triển. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề như ngớ ngẩn, mất trí, liệt. Điều đặc biệt nguy hiểm là triệu chứng của bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩn trọng với viêm màng não lây truyền qua không khí.Con bạn rất dễ nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não nếu xung quanh có người bệnh, bởi các vi khuẩn này lây truyền qua không khí. Thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện lý tưởng để bệnh viêm màng não
Cẩn trọng với viêm màng
não lây truyền qua không
khí
Con bạn rất dễ nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não nếu
xung quanh có người bệnh, bởi các vi khuẩn này lây
truyền qua không khí.
Thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện lý tưởng để bệnh
viêm màng não mủ phát triển. Bệnh thường để lại những di
chứng nặng nề như ngớ ngẩn, mất trí, liệt. Điều đặc biệt nguy
hiểm là triệu chứng của bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với
cảm cúm nên hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn, khi đã
có những biến chứng nguy hiểm.
Dễ nhầm với cảm cúm
Viêm màng não mủ là bệnh nhiễm khuẩn màng não do vi
khuẩn gây nên, bệnh có thể gặp ở cộng đồng, đặc biệt là trẻ
em. Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Hemophilus
influenza, não mô cầu và phế cầu, ở trẻ sơ sinh có thể gặp các
vi khuẩn gram âm gây bệnh như E.coli, Klebsiella,
Pseudomonas.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức
khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp,
đời sống, y tế.
Điều trị cho trẻ viêm màng não mủ tại BV Nhi TƯ.
Ảnh: P.Ninh
Theo một số nghiên cứu, có đến 40% người lớn mang não
mô cầu trong khoang mũi họng, nhưng chỉ có một số ít người
bị bệnh. Bệnh được truyền qua các hạt nước bọt khi người
bệnh cười nói, ăn uống làm lây lan vi khuẩn ra không khí và
đồ vật, người lành hít phải hoặc bị lây nhiễm qua miệng, mũi.
Bệnh thường gặp ở các đối tượng là người nghiện rượu, bệnh
nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn
thương hoặc vết thương sọ não. Trẻ mắc bệnh thể hiện nhiều
mức độ từ nhẹ như viêm mũi, họng (viêm đường hô hấp trên)
đến nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ.
Theo tiến sĩ Phạm Nhật An, Bệnh viện Nhi Trung ương, biểu
hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em rất đa dạng và
thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các
triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với các biểu hiện
ban đầu như: Sốt cao trên 39 độ C (cũng có trường hợp
không sốt cao), chảy nước mũi, ho… nên các bà mẹ rất dễ
nhầm lẫn với những triệu chứng cảm cúm thông thường
khác. Dấu hiệu viêm long đường hô hấp dễ nhầm lẫn với
viêm họng, mũi và viêm phổi. Ở một số trẻ có thể xuất hiện
các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc
nhưng ánh mắt nhìn vô cảm, nhiều trẻ bị nôn trớ… Nôn trớ
cũng hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng thường xuất hiện sau khi ăn,
còn nếu trẻ quấy khóc, có sốt và nôn thì cần phải nghĩ đến
bệnh viêm màng não mủ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh
viện.
Nguy cơ tử vong cao
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo viêm màng não mủ nặng
nếu không phát hiện sớm, xử lý không kịp thời, nguy cơ tử
vong rất cao. Để giúp chẩn đoán chính xác và kịp thời thì khi
nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não mủ, bác sĩ phải chọc
nước não tủy để xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn mới khẳng
định bệnh. Do có các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên, các biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, chảy nước
mũi, ho, một số ít trường hợp có thể không sốt cao, vì thế dễ
bị nhầm với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, viêm mũi.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Tuy nhiên, đối với bệnh viêm màng não mủ triệu chứng đau
đầu là biểu hiện đặc trưng. Khi đó, người bệnh uống thuốc
giảm đau mà bệnh không thuyên giảm.
Để phòng bệnh, đối với người lớn, do nhiều tác nhân gây
viêm màng não mủ ở người lớn có điều kiện phát triển trong
mùa hè nóng ẩm, đặc biệt là tụ cầu khuẩn. Chỉ cần một tổn
thương nhỏ ở tai khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập cũng có thể
gây ra hậu quả nghiêm trọng cho não. Vì thế vấn đề vệ sinh
thân thể và điều trị triệt để các bệnh lý nền là một biện pháp
quan trọng ngăn chặn bệnh.
Đối với trẻ em, nếu trẻ bị viêm đường hô hấp như sổ mũi, hắt
hơi, ho, viêm họng… cần cho trẻ đi khám bệnh càng sớm
càng tốt, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị cho con
vì có thể làm giảm hoặc mất triệu chứng của bệnh. Ở các địa
phương đang có dịch viêm màng não mủ hoặc có trẻ nghi
mắc bệnh viêm màng não mủ, cần cách ly bệnh nhi và tránh
cho trẻ lành tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Phải sử dụng khẩu trang
và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với
bệnh nhân. Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, giữ vệ sinh
răng miệng cho trẻ. Phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất
vẫn là đưa trẻ đi tiềm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do
não mô cầu. Nên bắt đầu cho trẻ tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi:
Lúc 2, 3, 4 tháng tuổi. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18 –
24 tháng tuổi.
...