Danh mục

Cảnh báo về đột quỵ tim mạch trong dịp Tết

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm hết Tết đến, chắc chẳng ai muốn có chuyện gì đột ngột về sức khỏe xảy đến với mình, mà chuyện đột ngột nhất thường chính là từ phía trái tim: cơn thiếu máu cơ tim (TMCT). Đặc biệt là những người phải làm việc căng thẳng, người cao tuổi và người có tiền sử di truyền về sức khỏe tim mạch... Do đó, đây là một vấn đề thời sự mà chúng tôi nghĩ có một số điểm cần lưu ý để xử lý bệnh cho tốt hơn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh báo về đột quỵ tim mạch trong dịp Tết Cảnh báo về đột quỵ tim mạch trong dịp Tết Năm hết Tết đến, chắc chẳng ai muốn có chuyện gì đột ngột về sứckhỏe xảy đến với mình, mà chuyện đột ngột nhất thường chính là từ phía tráitim: cơn thiếu máu cơ tim (TMCT). Đặc biệt là những người phải làm việccăng thẳng, người cao tuổi và người có tiền sử di truyền về sức khỏe timmạch... Do đó, đây là một vấn đề thời sự mà chúng tôi nghĩ có một số điểmcần lưu ý để xử lý bệnh cho tốt hơn. Ổn định tâm lý điều trị Điểm đầu tiên cần lưu ý nằm ngay trong tâm lý chúng ta: có nhiều ngườitim chẳng bị thiếu máu nhưng lại quá lo lắng hoặc bị ảnh hưởng của sách báo, tivi, các câu chuyện làm quà của bạn bè, thậm chí cả một vài chẩn đoán quá đàcủa thầy thuốc nên cứ nghi ngờ lo lắng là mình có bệnh. Ngược lại, có nhữngngười bị TMCT rõ ràng nhưng vì những lý do rất khác nhau cứ muốn thầy thuốcbảo là mình không có bệnh. Đương nhiên đây phải là một người thầy thuốc cótrình độ tốt, có đạo đức, không tìm cách trục lợi trong việc tiến hành và quyết địnhchẩn đoán và cách cho thuốc bệnh nhân một cách méo mó, thêm bớt. Do vậy, muốn xử lý bệnh cho tốt, người bệnh cần biết khách quan dựa trêncác triệu chứng đúng hướng để ổn định tâm lý cho mình và để cộng tác với mộtngười thầy thuốc tốt, xử lý bệnh cho hợp lý. Xác định đúng triệu chứng bệnh TMCT Bệnh thiếu máu cơ tim có nhiều tên gọi: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnhmạch vành, bệnh suy vành, thiểu năng vành, bệnh đau thắt ngực... (có thể mạn tínhhay cấp tính như nhồi máu cơ tim) nhưng tựu trung cũng đều do các mảng xơ vữađộng mạch vành làm lòng động mạch hẹp lại, gây cản trở cho sự cung cấp máu vàôxy nuôi dưỡng một vùng cơ tim nào đó. Kết quả là vùng cơ tim đó bị tổn thươnghay hoại tử và phải kêu cứu bằng triệu chứng đau ngực. Nhưng không phải đau ngực nào cũng là TMCT mà có nhiều nguyên nhânkhác cũng gây đau ngực như: bệnh phổi, khớp sụn sườn, dây thần kinh liên sườn...Điều cần nhấn mạnh là đau ngực do TMCT thường chủ yếu ở vùng xương ức giữangực, còn đau bên trái, ở vùng tim, thì lại chỉ là đau không điển hình, ít nguy cơtim mạch hơn. Hơn nữa, đau phải chiếm một vùng rộng chứ không phải chỉ mộtđiểm nhỏ. Do đó, khi khám bệnh, thầy thuốc thường đặt cả một bàn tay lên vùngxương ức và hỏi bệnh nhân có đau cả vùng đó không? Và đau có lan lên hai vaihay hàm dưới không? Có đau như thắt, như nghẹt, như ép nặng vào đó không?Nếu có thì rất đáng nghi! Còn loại đau nhoi nhói, đau như kim châm... thì khôngphải! Thêm nữa, đau phải xuất hiện thành cơn kéo dài dăm phút trở lên. Nhiều khita đang làm việc gì đó thì phải dừng lại nghỉ và khi hết cơn vẫn còn thấy mệt mỏimột lát nữa. Đó là lúc tình trạng TMCT dội lên thành cơn. Còn đau mà chỉ nhóithoáng qua mấy giây, hoặc ngược lại, đau lai rai cả ngày cả buổi, hoặc từ ngày nàysang ngày khác thì cũng không phải. Lẽ tất nhiên, ở đây ta phải cảnh giác cơn đaucủa nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định: cơn thường mạnh hơn, kéodài trên 20 phút, có thể vã mồ hôi, khó thở, trống ngực, buồn nôn... thì phải đi cấpcứu ngay. Một đặc điểm quan trọng khác cần nhấn mạnh là cơn đau tim thườngxuất hiện khi ta làm một gắng sức như leo cầu thang, đi bộ hơi nhanh, bê vật nặnghoặc bị xúc cảm mạnh, bị lạnh đột ngột hay sau một bữa ăn no, và nếu ta ngậmngay một viên nitroglycerin cắn vỡ đặt vào dưới lưỡi thì cơn đau sẽ hết nhanh hơn. Nếu cơn đau có đầy đủ những tính chất điển hình đã mô tả như trên thìchưa cần điện tâm đồ, xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp tim phổi... đã có thể xácđịnh đúng đến 90% là TMCT. Ngược lại, đau không điển hình rõ ràng thì phảitùy thầy thuốc cân nhắc, tùy theo kinh nghiệm cá nhân của mình, đánh giá là nghiTMCT đến bao nhiêu phần trăm. Thậm chí có những ca không đau chút nàonhưng nhân một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ mà phát hiện ra có bệnh mạchvành: giới y học thường gọi đó là TMCT thầm lặng. Nhưng chuyện này thườngít xảy ra nên trong thực tế lâm sàng, cơn đau vẫn có một vị trí quan trọng hàngđầu, có tính quyết định cho chẩn đoán. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết Điện tâm đồ (ĐTĐ) là một thăm dò đầu bảng, ghi lại các dấu hiệu củaTMCT, giúp xác định chẩn đoán, đánh giá mức độ và tiến triển của bệnh. Nhưnggiá trị chẩn đoán của nó không lớn như một số người lầm tưởng mà vẫn đứng saucơn đau. Và bạn đừng vội mừng cho là mình không có bệnh TMCT khi ĐTĐ củamình được xác định là bình thường. Vì còn tùy theo trình độ đọc ĐTĐ của bác sĩ.Thậm chí nếu bác sĩ có trình độ tốt hoặc bác sĩ chuyên khoa tim mạch đọc đúng100% cái ĐTĐ đó là bình thường thì vẫn còn đến 60% khả năng là bạn có bệnhTMCT nhưng bị bỏ sót. Lý do thứ nhất là lúc đang tiến hành ghi ĐTĐ thì cơ tim của bạn khôngđang trong cơn thiếu máu dội lên, mà như đã nói ở trên, cơn này có thể có đaungực hay thầm lặng. Để khắc phục vấn đề này v ...

Tài liệu được xem nhiều: