Danh mục

Cảnh giác với chứng vẹo cột sống ở học sinh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vẹo cột sống không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như làm giảm chức năng hô hấp, tim mạch, dẫn đến các bệnh sa dạ dày, méo xương chậu… Việc ngăn ngừa tình trạng này cần được thực hiện ngay những năm đầu của đời học sinh. Theo số liệu của Bộ Y tế, có đến 28% học sinh phổ thông bị vẹo cột sống. Đặc biệt, ở cấp trung học phổ thông, tỷ lệ này là 40%. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em nông thôn cao hơn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh giác với chứng vẹo cột sống ở học sinh Cảnh giác với chứng vẹo cột sống ở học sinh Vẹo cột sống không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứckhỏe như làm giảm chức năng hô hấp, tim mạch,dẫn đến các bệnh sa dạ dày, méo xương chậu…Việc ngăn ngừa tình trạng này cần được thựchiện ngay những năm đầu của đời học sinh.Theo số liệu của Bộ Y tế, có đến 28% học sinh phổthông bị vẹo cột sống. Đặc biệt, ở cấp trung học phổthông, tỷ lệ này là 40%. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ emnông thôn cao hơn nhiều so với thành phố.Nguyên nhân chính của tình trạng trên là thiết bị họctập sai quy cách, chẳng hạn bàn ghế quá cao hoặcquá thấp, bàn đóng liền với ghế… Một nguyên nhânphổ biến khác là thói quen xách cặp nặng ở một bêntay, hoặc cặp vào nách, đội lên đầu, ôm trước ngực.Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như bệnh tật(bại liệt, lao cột sống, màng phổi có nước, còi xương,suy dinh dưỡng), trẻ phải lao động nặng quá sớm(thường xuyên gánh, vác đồ vật nặng hoặc bế náchem nhỏ).Tình trạng vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể,khiến trẻ ngồi học mau mỏi, tê chân, không giữ đượctư thế ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc và viết,dẫn đến căng thẳng thị giác, kém tập trung. Nếu vẹo50-60 độ, các chức năng hô hấp và tim mạch sẽ bịảnh hưởng. Ở các em gái, nó còn gây khó khăn choviệc sinh nở sau này.Ngoài ra, chứng vẹo cột sống thường kèm thêmnhiều bệnh khác như sa ruột, sa dạ dày, chân vòngkiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt, bẹp lồng ngực, méoxương chậu… So với các học sinh bình thường, họcsinh vẹo cột sống cũng thường có thể lực kém hơn.Tai hại nhất là chứng vẹo cột sống ảnh hưởng đếntương lai của trẻ vì chúng không thể theo nhữngngành đòi hỏi có thân hình cân đối và phát triển tốt(như phi công, vũ công, vận động viên, người mẫu,người dẫn chương trình…).Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh những viễncảnh trên, vì một khi đã bị vẹo cột sống, bệnh nhânsẽ phải điều trị lâu dài, tốn kém và ít hiệu quả; nhữngca nặng cần được phẫu thuật chỉnh hình. Sau đây làyêu cầu của các nhà chuyên môn: Khi viết bài, học sinh không được đặt vở thẳng,vì như thế sẽ phải rê khuỷu tay theo dòng chữ, dễgây vẹo cột sống. Muốn giữ được tư thế ngay thẳng,nên đặt vở chéo 25 độ. Ngồi ngay ngắn, để chân xuống đất, cẳng chânthẳng góc với đùi, đùi thẳng góc với mình, đầu hơicúi, để cả hai cẳng tay lên mặt bàn. Tránh so vai,ngoẹo cổ, nghiêng vẹo, cúi gù, cho chân lên ghế hoặcngồi xổm, ngồi bệt. Tránh nằm nghiêng, chống cằmđọc sách. Khi đeo cặp sách cần đeo cả hai vai, trọng lượngcặp không quá 4 kg. Không cho học sinh ngồi chung bàn quá nhiều.Chiều rộng chỗ ngồi để viết không đụng khuỷu taynhau là 30 cm đối với mẫu giáo, 40 cm với tiểu học,50 cm với trung học cơ sở và 55-60 cm với trung họcphổ thông. Không đóng loại bàn liền ghế. Nếu có tựa lưng,chiều cao tựa phải thấp hơn mỏm xương bả khi ngồi,để dễ vận động hai tay. Mặt ghế không quá sâu đểkhi ngồi tựa, mép ghế không tỳ vào khoeo chân; cũngkhông được quá hẹp vì dễ làm tê chân, chóng mỏi. Trong lớp, bàn đầu cách bảng 2-3 mét, lối đi giữatối đa 1 mét, lối đi bên 0,5 mét. Không được kê bànchéo góc so với bảng vì góc quay cổ sẽ rất lớn.

Tài liệu được xem nhiều: