Cạnh tranh quốc tế: Cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 623.09 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nay tập trung làm rõ những vấn đề năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, xác định những cơ hội và thách thức mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương cùng FTA với EU hay nói cách khác Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cạnh tranh quốc tế: Cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng CẠNH TRANH QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TS. Nguyễn Thị Kim Thanh1 Tóm tắt Bài viết nay tập trung làm rõ những vấn đề năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, xác định những cơ hội và thách thức mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương2 cùng FTA với EU hay nói cách khác Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng. Trước cơ hội và thách thức đòi hệ thống ngân hàng cần tập trung giải quyết vấn đề tạo lập một môi trường kinh doanh tốt, nâng cao nội lực của từng định chế tài chính mới có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, hệ thống ngân hàng, 1. Tiếp cận vấn đề về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, chuyên gia về khái niệm, cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng có thể xét từ ba góc độ riêng biệt: Thứ nhất, xét hệ thống ngân hàng như một tổng thể, các ngân hàng phải cạnh tranh với các trung gian tài chính khác để huy động tiết kiệm, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Ở đây, năng lực cạnh tranh của ngân hàng được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tức là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Thị trường Việt Nam trước đây, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút vốn và cấp tín dụng. Tuy nhiên gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản thì sự cạnh tranh giữa ngân hàng và các trung gian tài chính đã gay gắt và phức tạp hơn. 1 Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng. Email: nguyenthikimthanh61@yahoo.com 2 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết ngày 04/2/2016, với sự tham gia ký kết giữa 12 nước có quy mô kinh tế tương đối lớn với GDP chiếm 40% và 30% thương mại toàn cầu, gồm các nước: Úc, Chile, Mỹ, Brunei, Cannada, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Pezu, Sigapore và Việt Nam. 269 Thứ hai, năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng (giá cả và chất lượng) cho khách hàng. Qua đó, năng lực cạnh tranh của ngân hàng là khả năng ngân hàng tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra hiệu quả và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra được thu nhập cao và phát triển bền vững. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể hiện ở khả năng có thể điều chỉnh trước những thay đổi của thị trường để có thể duy trì được thị phần và/hoặc tăng quy mô hoạt động kinh doanh theo sự phát triển thị trường. Đặc điểm chính của các ngân hàng có năng lực cạnh tranh đó là khả năng tận dụng những thay đổi của điều kiện thị trường để tăng doanh thu, mở rộng thị phần và phát triển bền vững. Hội nhập quốc tế là động lực chính cho sự thay đổi trên thị trường, vì thế năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước không chỉ là khả năng tiếp cận thị trường nhiều hơn của các ngân hàng nước ngoài mà còn phải tận dụng được sự thay đổi về cầu đối với các dịch vụ ngân hàng. Như vậy, tựu trung lại với bản chất hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính, nên hệ thống ngân hàng hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau cùng phát triển, do vậy năng lực cạnh tranh của hệ thống gắn liền với năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng, nhưng không phải là phép cộng đơn thuần mà nó là cấu trúc hệ thống hợp lý vận hành an toàn, có hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh với hệ thống các cơ chế, chính sách tạo ra lợi thế vượt trội cho các ngân hàng trong nước giữ vững thị phần trong nước và mở rộng thị phần ra nước ngoài, mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng chính là những lợi thế vượt trội, khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận, có khả năng chống chịu những cú sốc từ bên ngoài mà một ngân hàng có được tương ứng với các đối thủ cùng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó có thể thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng bao gồm 3 nhân tố: Các nhân tố môi trường vĩ mô như chính trị, pháp luật; các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh ngân hàng; nhân tố văn hoá xã hội. Các nhân tố môi trường vi mô như đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng và đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên. Các nhân tố thuộc bản thân mỗi ngân hàng: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, marketing, chiến lược cạnh tranh và phát triển. Những tác động tích cực đến các yếu tố ảnh hưởng nêu trên sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 270 2. Năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam: cơ hội và thách thức Sau những trải nghiệm rút ra từ thực tiễn hội nhập của Việt Nam kể từ khi thực thi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các hiệp định thương mại tư do giữa ASEAN với các nước đối tác và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam tham gia TPP khẳng định nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bởi đây là một Hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn cam kết trong WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham ra thực thi và ký kết trước đây. TPP cùng với FTA - EU được gọi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang tính toàn diện và cân bằng lợi ích: Với những nội dung cam kết mở cửa thị trường sâu rộng, không chỉ về thương mại hàng hóa, d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cạnh tranh quốc tế: Cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng CẠNH TRANH QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TS. Nguyễn Thị Kim Thanh1 Tóm tắt Bài viết nay tập trung làm rõ những vấn đề năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, xác định những cơ hội và thách thức mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương2 cùng FTA với EU hay nói cách khác Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng. Trước cơ hội và thách thức đòi hệ thống ngân hàng cần tập trung giải quyết vấn đề tạo lập một môi trường kinh doanh tốt, nâng cao nội lực của từng định chế tài chính mới có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, hệ thống ngân hàng, 1. Tiếp cận vấn đề về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, chuyên gia về khái niệm, cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng có thể xét từ ba góc độ riêng biệt: Thứ nhất, xét hệ thống ngân hàng như một tổng thể, các ngân hàng phải cạnh tranh với các trung gian tài chính khác để huy động tiết kiệm, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Ở đây, năng lực cạnh tranh của ngân hàng được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tức là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Thị trường Việt Nam trước đây, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút vốn và cấp tín dụng. Tuy nhiên gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản thì sự cạnh tranh giữa ngân hàng và các trung gian tài chính đã gay gắt và phức tạp hơn. 1 Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng. Email: nguyenthikimthanh61@yahoo.com 2 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết ngày 04/2/2016, với sự tham gia ký kết giữa 12 nước có quy mô kinh tế tương đối lớn với GDP chiếm 40% và 30% thương mại toàn cầu, gồm các nước: Úc, Chile, Mỹ, Brunei, Cannada, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Pezu, Sigapore và Việt Nam. 269 Thứ hai, năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng (giá cả và chất lượng) cho khách hàng. Qua đó, năng lực cạnh tranh của ngân hàng là khả năng ngân hàng tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra hiệu quả và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra được thu nhập cao và phát triển bền vững. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể hiện ở khả năng có thể điều chỉnh trước những thay đổi của thị trường để có thể duy trì được thị phần và/hoặc tăng quy mô hoạt động kinh doanh theo sự phát triển thị trường. Đặc điểm chính của các ngân hàng có năng lực cạnh tranh đó là khả năng tận dụng những thay đổi của điều kiện thị trường để tăng doanh thu, mở rộng thị phần và phát triển bền vững. Hội nhập quốc tế là động lực chính cho sự thay đổi trên thị trường, vì thế năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước không chỉ là khả năng tiếp cận thị trường nhiều hơn của các ngân hàng nước ngoài mà còn phải tận dụng được sự thay đổi về cầu đối với các dịch vụ ngân hàng. Như vậy, tựu trung lại với bản chất hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính, nên hệ thống ngân hàng hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau cùng phát triển, do vậy năng lực cạnh tranh của hệ thống gắn liền với năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng, nhưng không phải là phép cộng đơn thuần mà nó là cấu trúc hệ thống hợp lý vận hành an toàn, có hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh với hệ thống các cơ chế, chính sách tạo ra lợi thế vượt trội cho các ngân hàng trong nước giữ vững thị phần trong nước và mở rộng thị phần ra nước ngoài, mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng chính là những lợi thế vượt trội, khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận, có khả năng chống chịu những cú sốc từ bên ngoài mà một ngân hàng có được tương ứng với các đối thủ cùng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó có thể thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng bao gồm 3 nhân tố: Các nhân tố môi trường vĩ mô như chính trị, pháp luật; các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh ngân hàng; nhân tố văn hoá xã hội. Các nhân tố môi trường vi mô như đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng và đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên. Các nhân tố thuộc bản thân mỗi ngân hàng: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, marketing, chiến lược cạnh tranh và phát triển. Những tác động tích cực đến các yếu tố ảnh hưởng nêu trên sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 270 2. Năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam: cơ hội và thách thức Sau những trải nghiệm rút ra từ thực tiễn hội nhập của Việt Nam kể từ khi thực thi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các hiệp định thương mại tư do giữa ASEAN với các nước đối tác và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam tham gia TPP khẳng định nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bởi đây là một Hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn cam kết trong WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham ra thực thi và ký kết trước đây. TPP cùng với FTA - EU được gọi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang tính toàn diện và cân bằng lợi ích: Với những nội dung cam kết mở cửa thị trường sâu rộng, không chỉ về thương mại hàng hóa, d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cạnh tranh quốc tế Môi trường cạnh tranh quốc tế Tài chính doanh nghiệp Vốn đầu tư Môi trường kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 757 21 0 -
18 trang 458 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 430 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 417 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 367 10 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 360 1 0 -
3 trang 290 0 0
-
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 280 0 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 275 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 258 1 0