Danh mục

CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)_1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.35 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 21. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và chủ trương giải phóng dân tộc của ĐảngNgày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)_1Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2 CAO TRÀO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)1. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và chủ trương giải phóng dântộc của ĐảngNgày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứhai bùng nổ. Quân Đức tiến công sang phía Tây trước và từ tháng 4-1940 đến đầu năm 1941 đã chiếm và đặt ách thống trị lên hầu hết cácnước Tây Âu và Đông Âu tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản mở rộng chiếmđóng Trung Quốc, tiến xuống Đông Nam Á. Ngày 22-6-1941, 190 sưđoàn phát xít Đức tấn công Liên Xô. Ngày 8-12-1941, Nhật bất ngờ tiếncông Cảng Trân Châu ở quần đảo Haoai (Mỹ), chiến tranh lan sang châuÁ - Thái Bình Dương. Quy luật lợi nhuận tối đa và sự phát triển khôngđều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến cuộc chiếntranh giữa hai tập đoàn đế quốc: phát xít Đức - Ý - Nhật và Anh - Pháp -Mỹ nhằm giành giật thị trường, nguồn nguyên liệu và chia lại thế giới.Từ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốcchuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụcột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đếnnước ta. Chính phủ phản động Pháp thực hiện chính sách đàn áp cáclực lượng cộng sản và tiến bộ ở trong nước và ở các thuộc địa. Ở ĐôngDương thực dân Pháp điên cuồng tiến công Đảng Cộng sản ĐôngDương và các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo. Một số quyền tựdo, dân chủ giành được trong thời kỳ 1936 -1939 bị thủ tiêu. Đồng chíLê Hồng Phong bị bắt cuối tháng 9-1939. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắtgiam, tù đày. Hàng vạn thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp. Thực dânPháp tăng thuế, trưng thu, trưng dụng các xí nghiệp tư nhân cho quốcphòng, kiểm soát trực tiếp, gắt gao sản xuất và phân phối, xuất khẩu vànhập khẩu. Trừ bọn tay sai của Pháp, địa chủ lớn và tư sản mại bản, tấtcả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng taihại bởi chính sách phản động của đế quốc Pháp.Do sớm dự báo được chiến tranh thế giới thứ hai sẽ nổ ra, nên Đảng takhông bị bất ngờ về cuộc chiến tranh này. Trong thời kỳ 1936- 1939Đảng đã có một số chủ trương, hoạt động thích hợp khi chiến tranhbùng nổ. (Thông báo khẩn cấp ngày10-3-1938, Nghị quyết Ban Chấphành Trung ương ngày 29-3-1938 và Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ĐôngDương với thời cuộc ngày 29-3-1938 đã nói rõ chiến tranh sẽ nổ ra, cầntập trung mũi nhọn chống bọn phát xít gây chiến.)Một tháng sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, ngày 29-9-1939 Trungương Đảng gửi Thông cáo cho các cấp bộ Đảng, vạch rõ cách mạngĐông Dương sẽ tiến đến mục tiêu giải phóng dân tộc, chỉ thị cho toànĐảng kịp thời rút vào bí mật và chuyển hướng hoạt động.Đầu tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương đã họp tại Bà Điểm, GiaĐịnh, có các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan ĐăngLưu... tham dự. Hội nghị nhận định chế độ cai trị ở Đông Dương đã trởthành chế độ phát xít quân phiệt tàn bạo, mâu thuẫn chủ yếu gay gắtnhất là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương; dự báoNhật sẽ vào Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Hội nghị xác địnhmục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóngĐông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; tạm gác khẩuhiệu cách mạng ruộng đất, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đếquốc và địa chủ phản động, chống tố cáo, chống lãi nặng; thay khẩuhiệu lập chính quyền Xôviết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chínhphủ cộng hoà dân chủ. Hội nghị quyết định thành lậpMặt trận thốngnhất dân tộc phản đế Đông Dương bao gồm lực lượng chính là côngnhân, nông dân, đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn, đồngminh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểuđịa chủ. Về phương pháp cách mạng, Hội nghị nêu ra một số chuyểnhướng về tổ chức, xây dựng các đoàn thể quần chúng bí mật, hướngcác cuộc đấu tranh của quần chúng vào đế quốc và tay sai, dự bịnhững điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc.Hội nghị cũng quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm củng cốĐảng về mọi mặt, thực hiện sự thống nhất ý chí và hành động trongtoàn Đảng.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã phát huytinh thần sáng tạo, kịp thời nêu ra mục tiêu chiến lược tập trung mũinhọn của cách mạng vào đế quốc và tay sai, chuẩn bị điều kiện giànhchính quyền, đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạochiến lược cách mạng dân tộc dân chủ.Sau Hội nghị, phong trào đấu tranh chuyển theo phương hướng mới,Đảng vượt qua thử thách của đợt khủng bố tháng 9-1939 và được củngcố. Các cuộc đấu tranh của quần chúng diễn ra theo khẩu hiệu chốngchính sách phản động của chính quyền thực dân, chống chiến tranh đếquốc. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương được xâydựng. Đầu năm 1940, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bịbắt, Ban ...

Tài liệu được xem nhiều: