Danh mục

CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ,CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)_1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế mới làm cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ,CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)_1Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 2 CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦCHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH, ĐÒI TỰ DO, CƠM ÁO, HOÀ BÌNH (1936-1939)1. Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạngHậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và nguy cơ một cuộckhủng hoảng kinh tế mới làm cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bảnchủ nghĩa thêm sâu sắc. Các đế quốc Đức, Ý, Nhật thiết lập chế độ phátxít, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới và từ năm 1935 tiến hànhxâm lược một số nước. Mâu thuẫn giữa phát xít Đức, Ý, Nhật và Anh,Pháp, Mỹ trở nên rất gay gắt. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vớiLiên Xô - lúc này đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh,cũng rất sâu sắc. Phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiếntranh nổi lên ở nhiều nước.Tháng 7-1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản được triệu tập ởMátxcơva. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí LêHồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đanghọc tập và nghiên cứu ở Trường Quốc tế Lênin ở Mátxcơva cũng đượcmời dự Đại hội.Đại hội xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này khôngphải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít; nhiệm vụtrước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toànbộ chủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chốngchiến tranh, giành dân chủ và hoà bình, bảo vệ Liên Xô. Để thực hiệnnhiệm vụ ấy, cần thực hiện Mặt trận thống nhất của giai cấp công nhânvà thiết lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh,đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống. Đại hội VII đã bầu raBan Chấp hành Quốc tế Cộng sản do đồng chí G.Đimitrốp làm Tổng Bíthư, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hànhQuốc tế Cộng sản.Thực hiện sự chuyển hướng về chiến lược cách mạng của Quốc tế Cộngsản, các Đảng Cộng sản ra sức vận động thành lập Mặt trận nhân dânrộng rãi chống phát xít. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân chống phát xít đượcthành lập do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã giành thắng lợi trongcuộc tuyển cử tháng 4-1936, thành lập Chính phủ phái tả gồm nhữngngười thuộc Đảng Xã hội và Đảng Cấp tiến do lãnh tụ Đảng Xã hội LêôngBlum làm thủ tướng. Đối với các nước thuộc địa, cương lĩnh của Mặttrận nhân dân Pháp (khi ấy gọi là Mặt trận bình dân) nêu ra việc thả tùchính trị, cử các phái đoàn điều tra tình hình thuộc địa, đặc biệt là BắcPhi và Đông Dương, thi hành một số cải cách xã hội cho giới lao động.Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và Mặt trận nhân dân Pháp cóảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng ở Đông Dương. Trong thờigian này, do chính sách tăng cường bóc lột, áp bức của thực dân Phápvà do khủng hoảng kinh tế, cuộc sống của các giai cấp và tầng lớp nhândân, kể cả tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ rất khó khăn. Nguyệnvọng bức thiết của nhân dân là đòi được quyền sống, quyền tự do, dânchủ, cơm áo, hoà bình.Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đáp ứngnguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, căn cứ vào tình hình lực lượngso sánh giữa cách mạng và phản cách mạng, tháng 7-1936, Ban lãnhđạo của Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã kịp thời chuyểnhướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường lối, phương pháp tổ chức vàđấu tranh trong thời kỳ mới (Sau Đại hội lần thứ nhất của Đảng, 8 đồngchí Uỷ viên Trung ương bị địch bắt, công tác của Ban Chấp hành Trungương do Ban chỉ huy ở ngoài đảm nhiệm. Đồng chí Hà Huy Tập - TrưởngBan chỉ huy ở ngoài kiêm chức Tổng Bí thư Đảng đến tháng 3-1938 -TG).Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được thể hiện trong tài liệuChung quanh vấn đề chính sách mới, xuất bản ngày 30-10-1936.Hội nghị khẳng định mục tiêu chiến lược vẫn là chống đế quốc và chốngphong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày; songmục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.Hội nghị quyết định lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, baogồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị, xã hội và tôngiáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông. Hội nghị nêu khẩuhiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với Đảng Cộng sản vànhân dân lao động Pháp chống phát xít và phản động thuộc địa, đồngthời nêu khẩu hiệu ủng hộ chính phủ Lêông Blum nhằm đòi thực hiệncác yêu cầu dân chủ cho nhân dân Đông Dương.Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp phápsang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tậphợp quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.Để giữ vững sự lãnh đạo đối với các hình thức tổ chức và đấu tranhcông khai, hợp pháp, Đảng cần phải củng cố tổ chức bí mật của Đảng.Hội nghị tháng 7-1936 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mụctiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mốiquan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộngrãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạngĐông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới; đề ra cáchình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt thích hợp nhằm hướng dẫnquần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho nhữngcuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do. Nghị quyết Hội nghị đánhdấu một bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiệnbản lĩnh, tinh thần độc lập, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cáchmạng mới trong cả nước.2. Đấu tranh đòi triệu tập Đại hội Đông Dương và đòi các quyền dânchủ, dân sinhMở đầu cao trào đấu tranh là phong trào Đại hội Đông Dương. Nhân cơhội Quốc hội Pháp quyết định cử phái đoàn điều tra sang Đông Dương,Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy,hầm mỏ, đồn điền, công sở, trường học, khu phố, làng xã hội họp bànvề các yêu cầu tự do, dân chủ, dân sinh, thảo ra các bản dâ ...

Tài liệu được xem nhiều: