Danh mục

Cấp cứu người bị chấn thương cột sống

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.82 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chấn thương cột sống ngực - thắt lưng chiếm khoảng 70% trong tổng số các chấn thương cột sống (CTCS) . Tuy không nặng nề ngay từ đầu như CTCS cổ gây rối loạn hô hấp, liệt tứ chi nhưng CTCS ngực - thắt lưng có thể để lại nhiều di chứng. Theo dõi các trường hợp CTCS tại một số bệnh viện cho thấy, 81% là nam giới, lứa tuổi trung bình là 35, hầu hết không được trang bị kiến thức về an toàn lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn lao động mà ngã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu người bị chấn thương cột sống Cấp cứu người bị chấn thương cột sống Chấn thương cột sống ngực - thắt lưng chiếm khoảng 70% trong tổng số các chấn thương cột sống (CTCS) . Tuy không nặng nề ngay từ đầu như CTCS cổ gây rối loạn hô hấp, liệt tứ chi nhưng CTCS ngực - thắt lưng có thể để lại nhiều di chứng. Theo dõi các trường hợp CTCS tại một số bệnh viện cho thấy, 81% là nam giới, lứa tuổi trung bình là 35, hầu hết không được trang bị kiến thức về an toàn lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn lao động mà ngã cao chiếm hơn một nửa, kế đó là tai nạn giao thông. Các thao tác trong sơ cấp cứu Sơ cứu và cấp cứu bệnh nhân chấn thương cột sống (CTCS) đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình điều trị sau này. Do thiếu kiến thức về sơ cấp cứu nên khi xảy ra tai nạn, nhiều người thân và người đi đường không giữ được bình tĩnh, sơ cứu, vận chuyển sai, làm cho những thương tổn nặng thêm. Trong thực tế, 26% nạn nhân được chuyển tới trung tâm y tế bằng cách ngồi phía sau xe gắn máy, 32% vận chuyển bằng ôtô nhưng không có ván cứng. Chỉ có 9/40 trường hợp được vận chuyển trên ván cứng nhưng cũng không được bất động tốt. Theo các BS. Nguyễn Văn Thạch, Lê Hồng Nhân, Đinh Ngọc Sơn ở khoa chấn thương chỉnh hình BV. Việt Đức, về nguyên tắc, khi sơ cứu một bệnh nhân CTCS phải cần một đội cấp cứu gồm 4 - 5 người và tuân thủ các bước sau: Nếu nạn nhân bị ngất hoặc mê, hoặc nếu như tỉnh mà không thể cử động chân, tay, không có cảm giác hoặc tê ở chân và tay cần phải nghĩ đến một tổn thương tủy sống. Một tấm ván cứng, dài bằng chiều dài cơ thể của bệnh nhân, hai bao cát mỗi bao từ 1 - 1,5 kg, 7 - 10 dây vải to rộng từ 5 - 7 cm để nâng bệnh nhân: một người nâng đầu, một người nâng vai và lưng, một người nâng mông và thắt lưng và một người nâng đùi và chân. - Bước 1: Nếu bệnh nhân nằm sấp thì cả bốn người sẽ đồng thời nhẹ nhàng cho bệnh nhân (BN) nằm ngửa. Sau đó đồng thời nâng từng đoạn cơ thể của BN khỏi mặt đất cách khoảng 10 cm. Trong lúc nâng, người nâng đầu và cổ sẽ là người chỉ huy làm sao cột sống không bị xoắn vặn và gấp góc. - Bước 2: Người hỗ trợ phía ngoài sẽ đẩy cáng cứng vào phía dưới lưng của BN để đặt từ từ BN xuống. - Bước 3: Để hai bao cát vào hai bên đầu BN để cố định. Dùng vải buộc hai chân với nhau rồi buộc thân người và cố định đầu BN vào cáng cứng. - Bước 4: Vận chuyển BN đến trung tâm y tế gần nhất. Trong khi vận chuyển phải chú ý không cho BN nghiêng người, dịch chuyển. Trong trường hợp tai nạn xảy ra mà chỉ có một hoặc hai người có mặt thì tốt nhất tìm thêm người hỗ trợ hoặc báo cho các đơn vị cấp cứu thì mới đảm bảo an toàn cho người bệnh. Sau khi sơ cứu tốt, cần chuyển BN đến các trung tâm phẫu thuật càng sớm càng tốt. Chỉ có 11,3% các trường hợp đến viện trước 8 giờ và 32% đến viện trước 24 giờ. Trong khi đó, thời gian để mổ các thương tổn, gãy, trật cột sống có liệt tủy tốt nhất là trước 6 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn. Tại bệnh viện - Trường hợp liệt tủy hoàn toàn: khả năng phục hồi rất kém, chỉ khoảng 3%. - Trường hợp liệt không hoàn toàn: mổ cấp cứu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 6 giờ đầu sẽ giúp cho giải ép tủy sống và làm giảm thương tổn tủy lan rộng, giảm phù nề tủy. Những kiến thức cơ bản cho mọi người trong việc sơ cứu bệnh nhân CTCS cần được tập huấn tại các cơ quan, trường học, địa phương...

Tài liệu được xem nhiều: