Danh mục

Cấp Giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'cấp giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (amt)', biểu mẫu - văn bản, thủ tục hành chính phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp Giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT) Cấp Giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT) 1. Trình tự thực hiện: a) Nộp hồ sơ TTHC: - Người đề nghị cấp giấy phép và năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT) gửi hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN). b) Giải quyết TTHC: - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp giấy phép nhân viên AMT cho những người đề nghị đáp ứng được các yêu cầu của Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. 2. Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục HKVN; hoặc - Nộp qua hệ thống bưu chính. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay; - Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương; - Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hành được Cục HKVN chấp thuận và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp; - Bản sao chứng thực chứng chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại Tổ chức đào tạo, huấn luyện (ATO) được Cục HKVN công nhận; - Kết quả bài kiểm tra sát hạch về kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với năng định đề nghị cấp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - 20 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam; b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có; c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục Hàng không Việt Nam; d) Cơ quan phối hợp: không có. 7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT). 8. Phí, lệ phí: - Lệ phí: 50.000đ. - Phí sát hạch cấp giấy phép: + Lý thuyết: 500.000đ; + Thực hành: 250.000đ. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có. 10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): A. QUY ĐỊNH CHUNG Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải: - Tối thiểu 18 tuổi; - Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục; - Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp; - Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp. (a) Việc cấp giấy phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT) và điều kiện duy trì hiệu lực giấy phép sử dụng cho tàu bay và trực thăng với các mức như sau: Mức A; (1) Mức B1; (2) Mức B2; (3) Mức C. (4) (b) Mức A và B1 được chia ra các tiểu mức liên quan đến cấu hình kết hợp giữa tàu bay, trực thăng, động cơ tuốc-bin hoặc động cơ pit-tông như sau: Tiểu mức A1 và B1.1: tàu bay động cơ tuốc-bin; (1) Tiểu mức A2 và B1.2: tàu bay động cơ pit-tông; (2) Tiểu mức A3 và B1.3: trực thăng động cơ tuốc-bin; (3) Tiểu mức A4 và B1.4: trực thăng động cơ pit-tông. (4) B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ I. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY (a) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT hoặc bổ sung năng định cho giấy phép AMT, sau khi đáp ứng các quy định áp dụng về kinh nghiệm phải đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết theo các nội dung do Cục HKVN tổ chức phù hợp với năng định của giấy phép AMT; Bài kiểm tra về kiến thức cơ bản hàng không có thể do tổ chức huấn luyện được Cục HKVN uỷ quyền thực hiện. Xem Phụ lục về yêu cầu kiến thức cơ bản hàng không của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay. (b) Cục HKVN sẽ miễn giảm toàn bộ hoặc một phần đối với yêu cầu về kiến thức cơ bản hàng không cho người làm đơn đề nghị cấp AMT được đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật khác tương đương với các kiến thức cơ bản hàng không được thiết lập tại Phụ lục trên. II. YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY (a) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải có đầy đủ: (1) Chứng chỉ tốt nghiệp khoá huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận; hoặc (2) Tài liệu là bằng chứng về kinh nghiệm thực hành được Cục HKVN chấp nhận áp dụng cho khoảng thời gian và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp. Xem Phụ lục về yêu cầu kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay. III. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY (a) Người làm đơn đề nghị cấp phép hoặc năng định AMT phải thể hiện khả năng để thực hiện nhiệm vụ của các chức năng được cấp sau khi thoả mãn bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp. (b) Bài kiểm tra phải bao gồm các kỹ năng cơ bản của người làm đơn trong quá trình thực hành và các nội dung trong bài kiểm tra viết cho năng định đề nghị cấp. (c) Người là m đơn đề nghị cấp năng định đối với hệ thống tạo lực đẩy phải chứng tỏ được khả năng của mình để thực hiện sửa chữa nhỏ và thực hiện thay đổi nhỏ đối với cánh quạt. (d) Bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp phải do Cục HKVN hoặc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN uỷ quyền thực hiện. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; - Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 Ban hành Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; - Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01/11/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không. PHỤ LỤC: YÊU CẦU KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT Mức kiến thức cần thiết đối với giấy phép năng định loại A, B1, B2 và C: (a) Kiến thức cơ bản cần thiết đối với năng định loại A, B1 và B2 được (1) chỉ rõ bằng thước đo c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: