Danh mục

Cập nhật chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm, phân loại, nguyên nhân của rối loạn lipid máu; Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu; Cách tư vấn cho người bệnh các dự phòng, điều trị lâu dài rối loạn lipid.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cập nhật chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU PGS.TS. Nguyễn Ngọc Châu Bộ môn Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân yMỤC TIÊU: 1. Hiểu được khái niệm, phân loại, nguyên nhân của rối loạn lipid máu. 2. Biết rõ về các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu. 3. Biết cách tư vấn cho người bệnh các dự phòng, điều trị lâu dài rối loạn lipidmáu.1. ĐỊNH NGHĨA Người ta gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạnsau: - Tăng cholesterol huyết tương + Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/L (< 200 mg/dL) + Tăng giới hạn: Cholesterol trong máu từ 5,2 đến 6,2 mmol/L (200 – 239mg/dL). + Tăng cholesterol máu khi > 6,2 mmol/L (> 240 mg/dL) - Tăng TG (triglycerid) trong máu + Bình thường: TG máu < 2,26 mmol/L (< 200 mg/dL). + Tăng giới hạn: TG từ 2,26 - 4,5 mmol/L (200 - 400 mg/dL). + Tăng TG: TG từ 4,5 - 11,3 mmol/L (400 - 1000 mg/dL). + Rất tăng: TG máu > 11,3 mmol/L (> 1000 mg/dL). - Giảm HDL-C (High Density Lipoprotein Cholesterol) + HDL-C là một lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Khác với LDL-C, nếugiảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch. + Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/L. + Khi HDL-C máu < 0,9 mmol/L (< 35 mg/dL) là giảm. - Tăng LDL–C (Low Density Lipoprotein Cholesterol) + Bình thường: LDL-C trong máu < 3,4 mmol/L (< 130 mg/dL). + Tăng giới hạn: 3,4 - 4,1 mmol/L (130 - 159 mg/dL). + Tăng nhiều khi: > 4,1 mmol/L (> 160 mg/dL). - Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp Khi cholesterol > 6,2 mmol/L và TG trong khoảng 2,26 - 4,5 mmol/L.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN LIPID MÁU2.1. Nguyên nhân tăng cholesterol máu2.1.1. Chế độ ăn - Ăn quá nhiều mỡ động vật. - Ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, mỡđộngvật, trứng, bơ, sữa toàn phần...). - Chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì).2.1.2. Di truyền - Tăng Cholesterol gia đình (thiếu hụt thụ thể với LDL-C). - Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia đình. - Tăng cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen.2.1.3. Thứ phát - Hội chứng thận hư. - Suy giáp. - Đái tháo đường. - Bệnh lý gan tắc nghẽn. - Một số bệnh gây rối loạn protein máu (đa u tuỷ xương, macroglobulinemia).2.2. Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu - Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II. - Tăng TG có tính chất gia đình. - Béo phì. - Uống quá nhiều rượu. - Đái tháo đường. - Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.2.3. Nguyên nhân gây giảm HDL-C - Hút thuốc lá. - Béo phì. - Lười vận động thể lực. - Đái tháo đường không phụ thuộc insulin. - Dùng thuốc chẹn bê ta giao cảm kéo dài. - Rối loạn gen chuyển hoá HDL.3. BIẾN CHỨNG - Xơ vữa mạch máu. - Tăng huyết áp. - Nhồi máu cơ tim. - Đột tử do phình động mạch bóc tách. - Thiếu máu não, tai biến mạch máu não. - Giảm thị lực. - Xơ thận, suy thận. - Hoại tử chi do tắt mạch máu. - Thủng dạ dày – tá tràng, hoại tử ruột, viêm tụy. - Đái tháo đường.4. ĐIỀU TRỊ - Mục đích điều trị chủ yếu là phải làm giảm được LDL-C < 2,6 mmol/L ( 3,4 mmol/L. - Việc điều trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở đánh giá tình trạngrối loạn lipid máu và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Yếu tố nguy cơ dương tính: Nam > 45 tuổi. Nữ > 55 tuổi. Có tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành. Hút thuốc lá nhiều. Tăng huyết áp. HDL-C < 0,9 mmol/L. Đái tháo đường. Yếu tố nguy cơ âm tính: Tính trừ đi 1 yếu tố nguy cơ nếu có. HDL-C > 60 mg/dL. Điều trị cấp I khi bệnh nhân có rối loạn lipid máu nhưng chưa có tiền sử bị bệnhmạch vành; điều trị cấp II khi bệnh nhân đã có tiền sử bệnh mạch vành.4.1. Điều trị cấp I Nhằm đạt được LDL-C máu < 4,1 mmol/L với những bệnh nhân có ít hơn 2 yếutố nguy cơ hoặc LDL-C < 3,4 mmol/l nếu bệnh nhân có ≥ 2 yếu tố nguy cơ. Điều trịphải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập. Dùng thuốc khi đã điều chỉnh chếđộ ăn một thời gian mà thất bại hoặc phải bắt đầu ngay khi: Có quá nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và lượng LDL-C trong máu cao (>4,1 mmol/L), hoặc Khi lượng LDL-C trong máu quá cao (> 5 mmol/L).4.2. Điều trị cấp II Khi bệnh nhân đã có biểu hiện bệnh mạch vành. Mục đích điều trị chủ yếu làphải làm giảm đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: