Thông tin tài liệu:
Từ khi hình thành cho đến nay, mạng điện thoại chủ yếu truyền tín hiệu tiếng
nói (tín hiệu ờ đầu ra máy điện thoại còn gọi là tín hiệu thoại)
Trước năm 1970, để truyền đi xa mạng điện thoại thường sử dụng tín hiệu
tương tự (analog) và ghép kênh theo tần số (FDM). Phương tiện truyền dẫn chủ yếu sử
dụng dây kim loại trần hoặc cáp đồng trục. Hệ thống truyền dẫn analog này có dung
lương và chất lượng thấp chi phí cho khai thát bảo dưỡng rất lớn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
Mạng thế hệ mới NGN DHDT7BLT - Nhóm 1
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
DANH MỤC HÌNH
Mạng thế hệ mới NGN DHDT7BLT - Nhóm 1
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
NGUYÊN LÝ GHÉP KÊNH PDH
Từ khi hình thành cho đến nay, mạng điện thoại chủ yếu truyền tín hiệu tiếng
nói (tín hiệu ờ đầu ra máy điện thoại còn gọi là tín hiệu thoại)
Trước năm 1970, để truyền đi xa mạng điện thoại thường sử dụng tín hiệu
tương tự (analog) và ghép kênh theo tần số (FDM). Phương tiện truyền dẫn chủ yếu sử
dụng dây kim loại trần hoặc cáp đồng trục. Hệ thống truyền dẫn analog này có dung
lương và chất lượng thấp chi phí cho khai thát bảo dưỡng rất lớn.
Đầu nhưng năm 1970, các hệ thống truyền dẫn số (digital) bắt đầu phát
triển.Trên các hệ thống này chủ yếu sử dụng điều chế mã xung (PCM) và ghép kênh
theo thời gian (TDM) .Nhờ kỹ thuật PCM mà tín hiệu thoại analog có băng tần (0-4)
KHz được chuyển thành tín hiệu digital có tốc đô 64 kb/s.Các bước thực hiện PCM có
thể tóm tắt trên sơ đồ hình 1.
Hình : Các bước chuyển tín hiệu analog thành digital dùng PCM
Nhưng nếu truyền riêng biệt từng kênh 64kb/s trên dây cáp đồng (hoặc vi ba) sẽ
rất lãng phí. Vì vậy, người ta ghép các kênh số 64kb/s thành các luồng số có tốc độ cao
hơn như ghép các kênh số 64kb/s để thành luồng số 1.544kb/s (ở Bắc Mỹ và Nhật Bản)
hoặc 30 kênh số 64kb/s để thành luồng số 2.048Mb/s (ở Châu Âu) rồi mới truyền đi
(gọi là luồng cấp 1). Từ các luồng cấp 1 này lại tiến hành ghép để có đ ược các luồng
số có tốc độ cao hơn. Hệ thống ghép kênh số như vậy gọi là Hệ phân cấp số cận đồng
bộ PDH (Plesiochronous Digital Hierarchy).
CÁC TỐC ĐỘ BIT CỦA ANSI/CEPT
Các cấp truyền dẫn số cận đồng bộ đang tồn tại theo nhiều tiêu chuẩn khác
nhau: Bắc Mý (ANSI), Nhật và Châu Âu (CEPT).
Mạng thế hệ mới NGN DHDT7BLT - Nhóm 1
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
Theo chiêu chuẩn của Bắc mỹ, để tạo thành số cấp cao người ta thực hiện như
hình 2:
Hình : Phân cấp số cận đồng bộ của Bắc Mỹ (ANSI)
Tiêu chuẩn của Nhật Bản (hình 3):
Hình : Phân cấp số cận đồng bộ của Nhật Bản
Theo tiêu chuẩn Châu Âu, muốn có luồng số cấp cao hơn thì phải ghép 4 luồng
số cấp thấp hơn (hình 4):
Hình : Phân cấp số cận đồng bộ của châu Âu (CEPT)
CẤU TRÚC KHUNG CỦA TÍN HIỆU PDH.
Ở đầu phát, người ta ghép các tín hiệu số cấp thấp để tạo ra luồng số cấp cao
bằng phương pháp xen bit. Để phần thư đồng bộ với phần phát và phân việc được các
khung, làm cơ sở cho việc tách các luồng số cấp thấp từ luồng số cấp cao nhận đ ược
thì khi ghép kênh người ta cài một tổ hợp các bít gọi là tín hiệu đồng bộ khung (FAS) và
trước mỗi khung truyền. Tiếp theo là các bít nghiệp vụ (D+S) để cảnh báo t ừ xa cho
trạm đối biết sự cố của trạm mình tiếp theo mới là các bit của luồng số liệu các nhánh
đưa vào ghép kênh.
Mạng thế hệ mới NGN DHDT7BLT - Nhóm 1
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
Thực tế, các luồng số cấp thấp có tốc độ không bằng nhau (do từ nhiều nguồn
đồng hồ khác nhau) nên để thực hiện ghép kênh người ta phải dùng kỹ thuật chèn thêm
bit (justification) nhằm tạo ra một tố độ chung đồng đều cho tất cả các luồng nhánh
trước khi ghép xen bit. Chính vì vậy, để phần thu nhận biết đượcvà có biện pháp tách
các bit thêm này, nhằm khôi phục đúng luồng số liệu ban đầu thì ở phần phát người ta
dùng một tổ hợp các bit gọi là các bit kiểm soát chèn (CB) ghép thêm vào khung luồng
số cấp cao để đảm bảo chỉ ra chính xác quá trình chèn bit có đ ược thực hiện đúng hay
không.
Do đặc điểm trên mà cấu trúc một khung của luồng số cấp cao sau khi ghép kênh
sẽ có dạng như hình 5.
Hình : Cấu trúc khung tín hiệu PDH
GHÉP VÀ TÁCH LUỒNG TRONG PDH.
Ghép luồng trong PDH là ghép xen bit,do phải chèn thêm bit trong quá trình
ghép nên tốc độ của tín hiệu sau khi ghép bao giờ cũng lớn hơn tổng tốc độ của tín hiệu
nhánh.do vậy không thể tách trực tiếp các luồng số cấp thấp từ luồng số cấp cao(do
không thể biết chính xác quan hệ về pha giữa tín hiệu đồng bộ khung của luồng số cấp
thấp trong luồng số cấp cao). Sau mỗi cấp ghép kênh,thiết bị sẽ đưa vào luồng số tín
hiệu đồng bộ khung mới.
Sơ đồ ghép và tách luồng trong PDH như hình 6. Sơ đồ xen rẽ luồng biểu diễn
như hình 7.
Mạng thế hệ mới NGN DHDT7BLT - Nhóm 1
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
Hình : Sơ đồ ghép và tách luồng trong PDH
Hình : Sơ đồ xen rẽ luồng
Nhận xét:
- Tốc độ bit của hệ ANSI:1,5Mb/s ,6Mb/s ,45Mb/s và 405Mb/s.
- Tốc độ bit của hệ CEPT: 2Mb/s ,8Mb/s ,34Mb/s,140 Mb/s.
- Mỗi tín hiệu sau khi ghép kênh có cấu trúc khung không như nhau.
- Các tín hiệu nhánh không sử dụng đồng bộ khung.
Mạng thế hệ mới NGN DHDT7BLT - Nhóm 1
GVHD: ThS. Phù Trần Tín Cáp quang truyền dẫn đồng bộ SDH
- Các tín hiệu nhánh gần đồn bộ nới nhau(gọi là cận động bộ), tức là tần số
nhịp mặc dù có cùng giá trị nhưng lại hơi khác nhau.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA PDH
Mạng PDH chủ yếu đáp ứng các dịch vụ thoại, đối với các dịch vụ mới như:
điện thoại truyền hình, truyền số liệu, thì mạng PDH khó có thể đáp ứng được.
Việc tách/xen các luồng 2Mbit/s phức tạp làm giảm độ tin cậy cũng ...