Thông tin tài liệu:
Tên gốc: CarisoprodolTên thương mại: SOMANhóm thuốc và cơ chế: Carisoprodol là một thuốc giãn cơ. Thuốc tác dụng bằng cách ức chế sự truyền điện trong dây thần kinh hệ lưới não và trong tuỷ sống.Kê đơn: CóDạng dùng: Viên nén 350mg Bảo quản: Nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ 15-30oC. Chỉ định: Carisoprodol được dùng kết hợp với nghỉ ngơi và vật lý trị liệu để làm giảm nhất thời các chứng đau cơ. Cách dùng: Carisoprodol thường được kê đơn dùng 3 lần/ngày lúc đi ngủ nhưng nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.Tương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Carisoprodol Carisoprodol Tên gốc: Carisoprodol Tên thương mại: SOMA Nhóm thuốc và cơ chế: Carisoprodol là một thuốc giãn cơ. Thuốc tácdụng bằng cách ức chế sự truyền điện trong dây thần kinh hệ lưới não và trongtuỷ sống. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén 350mg Bảo quản: Nên bảo quản viên nén ở nhiệt độ 15-30oC. Chỉ định: Carisoprodol được dùng kết hợp với nghỉ ngơi và vật lý trị liệuđể làm giảm nhất thời các chứng đau cơ. Cách dùng: Carisoprodol thường được kê đơn dùng 3 lần/ngày lúc đingủ nhưng nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tương tác thuốc: Carisoprodol tương tác với nhiều thuốc khác và cácthuốc làm chậm tốc độ xử lý của não, như rượu, barbiturat, benzodiazepin(lorazepam, ATIVAN) và thuốc ngủ. Đối với phụ nữ có thai: Chưa có những nghiên cứu đầy đủ vềcarisoprodol ở phụ nữ có thai. Thầy thuốc có thể sử dụng thuốc nếu lợi ích củathuốc có vẻ vượt quá những nguy cơ còn chưa rõ. Đối với bà mẹ cho con bú: Carisoprodol tích luỹ trong sữa mẹ ở nồng độgấp đôi nồng độ trong máu người mẹ. Tác dụng của carisoprodol trên trẻ bú mẹcòn chưa rõ. Do đó, thận trọng khi dùng carisoprodol ở phụ nữ cho con bú. Tác dụng phụ: Những tác dụng phụ hay gặp nhất của carisoprodol là lơmơ, chóng mặt, đánh trống ngực, cǎng thẳng, kích thích, mất ngủ và trầm cảm. Cefaclor Tên gốc: Cefaclor Tên thương mại: CECLOR Nhóm thuốc và cơ chế: Cefaclor là một kháng sinh bán tổng hợp thuốchọ cephalosporin, có quan hệ về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụngchống nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Staphylococcus aureus, Streptococcuspneumoniae, Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều loại khác. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nang 250mg, 500mg. Dịch treo: 125mg/thìa cà phê5ml, 187mg/thìa cà phê 5ml, 250mg/thìa cà phê 5ml và 375mg/thìa cà phê 5ml. Bảo quản: Cần bảo quản viên nang ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín.Dịch treo uống cần được bảo quản trong tủ lạnh trong bao bì kín. Chỉ định: Cefaclor có tác dụng chống những vi khuẩn nhạy cảm gâyviêm tai giữa, viêm amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản vàviêm phổi. Thuốc cũng được dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùngda. Cách dùng: Có thể uống lúc no hoặc lúc đói Tương tác thuốc: Tránh dùng cefaclor cho bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh họcephalosporin. Vì cefaclor có quan hệ về mặt hóa học với penicillin, một số ítbệnh nhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trị cefaclor và các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chícủa đại tràng và khiến C. difficile tǎng sinh quá mức, đây là loại vi khuẩn gâyviêm đại tràng giả mạc. Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả của điều trị kháng sinhcó thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt và thậm chí sốc. Probenecid làm tǎng nồng độcefaclor trong máu. Cefaclor được dùng cho trẻ em, mặc dù chưa xác định đượcviệc sử dụng an toàn thuốc này cho trẻ còn bú. Cefaclor không gây quen thuốc. Tác dụng phụ: Cefaclor nói chung được dung nạp tốt và tác dụng phụ thường thoángqua. Những tác dụng phụ đã báo cáo gồm phát ban trên da, sốt, đau khớp vàviêm khớp, xét nghiệm gan bất thường, vàng da, viêm âm đạo, ngứa, cǎngthẳng, mất ngủ và hoang tưởng.