Danh mục

CÁT SÂM (Nam Sâm )

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.73 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Còn gọi là sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thựTên khoa học:Milletia speciora ChampHọ Cánh Bướm (Fabaceae - Papilsionaceae)Bộ phận dùng: Củ (rễ củ). củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bột thì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột. Thành phần hoá học:chưa nghiên cứu.Tính vị:vị ngọt, tính bình.Quy kinh:Vào kinh Phế và Tỳ.Tác dụng: Làm thuốc mát Tỳ (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống). Chủ trị:Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁT SÂM (Nam Sâm ) CÁT SÂM (Nam Sâm )Còn gọi là sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự Tên khoa học:Milletia speciora Champ Họ Cánh Bướm (Fabaceae - Papilsionaceae) Bộ phận dùng: Củ (rễ củ). củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bộtthì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột. Thành phần hoá học: chưa nghiên cứu. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế và Tỳ. Tác dụng: Làm thuốc mát Tỳ (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu(dùng sống). Chủ trị: Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt kết, đau đầu, đau bụng. Ngày dùng : 20 - 40g Kiêng ky: không phải âm hư, phổi ráo thì kiêng không dùng. Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ tháilát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứchẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô,dùng sống hoặc dùng chín như trên. Bảo quản: dễ bị mọt, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Không nên bào chế nhiều,dùng đến đâu bào chế đến đấy. CẨU TÍCH (Cu Ly) Tên thuốc: Rhizoma Cibotii Tên khoa học: Cibotium barometz (L).J. Sm Họ Lông Cu Ly (Dicksoniaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Củ to trên 5cm chắc, lông vàng dày, cắtngang thịt có vân, màu nâu sẫm là tốt. Tính vị: vị hơi đắng, ngọt, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: bổ Can, Thận. Chủ trị: mạnh lưng gối, trị phong thấp Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, có thể đến 20 - 28g Việt Nam còn dùng lông vàng phủ xung quanh thân rễ để rịt vào vếtthương, đứt tay để cầm máu. Cách bào chế: Tìm cách làm thật sạch hết lông (đốt hoặc rang cát thậtnóng, cho Cẩu tích vào cho sém hết lông). Rửa sạch, ngâm nước một đêm,đem đồ kỹ cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô, tẩm rượu để một đêm rồisao vàng. Bảo quản: dễ mốc, cần để nơi khô ráo, thỉnh thoảng năng phơi sấy. Kiêng ky: không phải hư hàn thì không nên dùng.

Tài liệu được xem nhiều: