Thông tin tài liệu:
Cuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này?
Câu chuyện về nửa cốc nước Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn về tư duy tích cực của tác giả, biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình. “Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi” Không cần nhờ đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu chuyện về nửa cốc nước
Câu chuyện về nửa cốc
nước
Cuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái
stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó
khăn này?
Câu chuyện về nửa cốc nước
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn
về tư duy tích cực của tác giả, biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở
cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.
“Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi”
Không cần nhờ đến cô hoa hậu hoàn vũ 2005 Natalie Glebova nhắc tới trong
đêm chung kết cuộc thi, châm ngôn này và các biến thể của nó vốn dĩ đã khá
quen thuộc với chúng ta. Đây chính là một ví dụ sống động và thuyết phục về
cách nhìn tích cực một vấn đề. Mặc d ù, thực tế nước trong ly chỉ còn một nửa,
nhưng người có tư duy tích cực sẽ nhìn vào phần còn của ly thay vì là phần
vơi.
Một người thất tình có thể tự dằn vặt bản thân: “Cô ta lừa dối tôi, cô ta phản
bội tôi, cô ta lợi dụng tôi”. Nếu là bạn của người đó, tôi sẽ khuyên anh ta hãy
học cách quên điều này đi mỗi khi vô tình hoặc cố tình nhớ đến, vì bây giờ nó
chỉ là chuyện của cô ta m à thôi. Chuyện của anh là hãy chữa trị nỗi đau mà
anh đang phải chịu đựng. Hãy nhìn vào thực tế vấn đề và nếu không đơn giản
hóa nó được thì ít ra đừng phức tạp nó thêm. Một người nếu đã rèn được cho
mình lối tư duy tích cực sẽ có thể đối mặt với vấn đề này theo cách đại lọai
như là: “Thật may mắn vì tôi cũng đã từng có được những tháng ngày hạnh
phúc” hoặc “Chúng tôi đã có một thời thật đẹp”.
Tư duy tích cực mang đến sự b ình an và thăng hoa cho tâm hồn. Đó là hướng
của những người biết cách sống, biết cách yêu thương và biết cách tha thứ
cho mình và cho người... Để rồi một ngày khi gặp lại, bạn tôi có thể cười với
nàng bằng một nụ cười chúc phúc thay vì ngoảnh mặt đi với sự tức giận vì
quá khứ.
Phân loại tư duy
Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến
50.000 ý nghĩ. Trong con số khá lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và
bao nhiêu đã làm mất năng lượng một cách vô ích? Để phân loại chúng, người
ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm:
Tư duy Tích cực: Là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả
người khác như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết…
Tư duy Tiêu cực: Là những suy nghĩ làm tổn hại đến mình và đến người khác
như: tự ti, ganh tỵ, mặc cảm, ích kỷ… “May mà tôi không vớ phải cô ta!”
cũng thuộc nhóm câu “Nho trên cành còn xanh lắm!” có lợi cho mình, nhưng
không có lợi cho người khác (vì cô ấy đang bị bạn nói xấu).
Tư duy Lãng phí: Là những suy nghĩ “rác”, nghĩ vơ vẩn về những gì đ ã qua
ho ặc chưa đến làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian của hiện tại.
Một thí sinh trong phòng thi mà lại mơ tưởng đến chuyến đi nghỉ sắp tới hay
tưởng tượng thầy giám thị tặng cho đáp án thay vì tập trung vào làm bài thì
thật là đang tư duy lãng phí.
Tư duy Cần thiết: Là những suy nghĩ cần thiết về công việc đang phải làm,
đang phải giải quyết. Như thầy cô giáo thì phải suy nghĩ về bài giảng, diễn
viên suy nghĩ cách nhập vai hay người hùng thì phải nghĩ cách chứng minh
điều đó...
Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
Tất cả các ý nghĩ sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì
nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lời nói và hành động. Và vô hình trung
nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến chúng ta tùy theo điểm xuất phát
của nó thuộc loại tư duy nào. Mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu diễn
bằng lược đồ sau:
Một ví dụ: Chồng của Ly hôm nay về muộn. Hai cách phỏng đoán sau đây
của Ly sẽ mang tới những kết quả trái ngược nhau.
Cách một: Chắc là lại đi uống rượu với bạn bè? Hay đi hẹn hò với cô thư ký?
Hay bị tai nạn xe?…
Cơ thể: nét mặt thể hiện sự lo lắng, căng thẳng, lời nói cáu gắt, đứng ngồi
không yên, gọi điện cho hàng xóm, bố mẹ, bạn bè và khi chưa có kết quả thì
bất an và giận dữ.
Các mối quan hệ: hàng xóm, bố mẹ và b ạn b è cũng bị bận tâm và suy nghĩ về
vấn đề của gia đình Ly.
Bầu không khí: trong nhà trở nên căng thẳng, bức bối và nặng nề.
Cách hai: Có lẽ cơ quan có việc đột xuất! Hay gặp gỡ bạn bè để tạo mối quan
hệ! Hay về thăm bố mẹ bên ấy!
Chúng ta không bàn về lý do thật sự tại sao chồng Ly về muộn, nhưng rõ ràng
là với cách nghĩ tích cực này thì Ly đã không tự tạo một áp lực gì cho mình
và cho xung quanh ít nhất là trong khoảng thời gian trước khi chồng về.
Đó là lý do vì sao chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự tươi vui ấm cúng khi
đến những gia đ ình hạnh phúc ngược lại sẽ thấy khó chịu và ngột ngạt với bầu
không khí thường xuyên xung đột, thiếu vắng sự thương yêu.
Hoặc bạn có thể dễ dàng thấy sự ảnh hưởng tâm trí hoàn toàn khác nhau giữa
bầu không khí tại một thánh đường, một thiền viện so với bệnh viện hay một
nhà lao.
N ếu nhận thức đúng sự ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tư duy đối
với tự thân và môi trường xung quanh, phải chăng chúng ta cũng cần như các
doanh nghiệp uy tín ngày nay, phải cho sản p ...