Thông tin tài liệu:
Bài 5. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬYêu cầu cần đạt được khi học sinh học xong bài này: • Quy luật sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố. • Học sinh vận dụng: Viết cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầuI. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tửCác electron trong nguyên tử chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. Thực nghiệm và lí thuyết đã xác định được thứ tự của các lớp và phân lớp theo theo thứ tự sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ Bài 5. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬYêu cầu cần đạt được khi học sinh học xong bài này:• Quy luật sắp xếp các electron trong vỏ nguy ên tử của các nguyên tố.• Học sinh vận dụng: Viết cấu hình electron nguyên t ử của 20 nguyên tố đầuI. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tửCác electron trong nguyên t ử chiếm cácmức năng lượng từ thấp đến cao.Thực nghiệm và lí thuyết đã xác địnhđược thứ tự của các lớp và phân lớp theotheo thứ tự sau:1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…Khi điện tích hạt nhân tăng có sự chènmức năng lượng nên mức năng lượng 4sthấp hơn 3d. Sơ đồ các mức năng l ượng trong nguyên tửII. Cấu hình electron c ủa nguyên tử1. Cấu hình electron c ủa nguyên tửCấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phânlớp thuộc các lớp khác nhau.Người ta quy ước viết cấu hình electron nguyên t ử như sau:- Số thứ tự lớp electron đ ược ghi bằng chữ số (1, 2, 3…).- Phân lớp được ghi bằng chữ cái th ường s, p, d, f.- Số electron trong một phân lớp đ ược ghi bằng số ở phía bên phải của phânlớp (s2, p6), các phân lớp không có electron không ghi.Cách viết cấu hình electron nguyên t ử gồm các bước sau:Bước 1: Xác định số electron nguyên tử.Bước 2: Các electron đ ược phân bố lần l ượt vào các phân lớp theo chiều tăngcủa năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…) và tuân theoquy tắc sau:- phân lớp s chứa tối đa 2 electron;- phân lớp p chứa tối đa 6 electron;- phân lớp d chứa tối đa 10 electron;- phân lớp f chứa tối đa 14 electron.Bước 3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớpthuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…).Ví dụ 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử O (Z=8):1. Xác định số electron: 8.2. Các electron phân b ố vào các phân lớp theo chiều tăng dần của năng lượngtrong nguyên t ử: 1s22s22p4.3. Cấu hình electron là: 1s22s22p4.Ví dụ 2: Viết cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z=26).1. Xác định số electron: 26.2. Các electron phân b ố vào các phân lớp theo chiều tăng dần của năng l ượngtrong nguyên t ử: 1s22s22p63s23p64s23d6.3. Viết cấu hình electron bi ểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộccác lớp khác nhau: 1s22s22p63s23p63d64s2. Hay viết gọn là [Ar] 3d64s2.Ví dụ 3 : cấu hình của một số nguyên tử khác: 1H : 1s1 2He : 1s2 3Li : 1s2 2s1 4Be : 1s2 2s2 5B : 1s2 2s2 2p1 20K : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s11.- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng đượcđiền vào phân lớp s (Ví dụ nguyên tố H, Na, K...).- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối c ùng đượcđiền vào phân lớp p (Ví dụ nguyên tố B, O, Cl...).- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối c ùng đượcđiền vào phân lớp d (Ví dụ nguyên tố Fe, Cu, Cr...).- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng đượcđiền vào phân lớp f (Ví dụ nguyên tố Ce, U, Pr...).2. Cấu hình electron nguyên t ử của 20 nguyên tố đầu3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng nhiềunhất là 8 electron.- Các nguyên t ử có 8 electron ngoài cùng là khí hiếm, chúng không tham giavào các phản ứng hóa học.- Các nguyên t ử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của cácnguyên tố kim loại.- Các nguyên t ử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của cácnguyên tố phi kim.- Các nguyên t ử có 4 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyêntố kim loại hoặc phi kim.Như vậy, khi biết cấu hình electron c ủa nguyên tử có thể dự đoán được loạinguyên tố.