Danh mục

Câu hỏi ôn tập môn Quản lý Nhà nước về an ninh quốc phòng

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 105.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Quản lý Nhà nước về an ninh quốc phòng sau đây giới thiệu tới các bạn những câu hỏi và định hướng trả lời về những nội dung chính trong môn học Quản lý Nhà nước về an ninh quốc phòng. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi ôn tập môn Quản lý Nhà nước về an ninh quốc phòng                     Câu hỏi ôn tập môn qlnnn về an ninh quốc phòng  26. Tại sao phải giáo dục quốc phòng cho các cấp lãnh đạo và thế hệ trẻ?  Liên hệ thực tiễn?  Phải giáo dục quốc phòng cho các cấp lãnh đạo và thế hệ trẻ vì: ­ đây là 2 lực lượng nòng cốt giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp bảo vệ và  phát triển đất nước. ­ nêu cao tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc ­ xây dựng lập trường chính trị vũng vàng ­ giáo dục rèn luyện để sẵn sàng chiến đấu khi có giặc ngoại xâm ­ ngăn chặn các thế lực thù địch, phản động lôi kéo chống phá đảng và nhà  nước. Liên hệ thực tiễn Trong sự  nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng công   tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Để  công tác này hoạt động   hiệu quả, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở  pháp lý cho các cơ quan, ban, ngành từ Trung  ương đến địa phương, nhất là hệ  thống giáo dục quốc dân thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho  các đối tượng là cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và học sinh, sinh viên. Ngày 19­11­1958, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 511­TTg về chế độ  của sĩ quan tại ngũ biệt phái thực hiện nhiệm vụ  huấn luyện quân sự  tại các   trường đại học. Tiếp đó, ngày 28­12­1961, Hội đồng Chính phủ  ban hành Nghị  định 219/CP về  Huấn luyện quân sự  cho quân nhân dự  bị  và dân quân tự  vệ.   Chủ trương của Đảng được thể chế hóa bằng các nghị định của Chính phủ nêu  trên, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lực   lượng sinh viên đông đảo và lực lượng dự  bị, động viên, dân quân tự  vệ  được   huấn luyện quân sự để có thể vừa trực tiếp chiến đấu tại chỗ, vừa bổ sung cho  Quân đội và lực lượng thanh niên xung phong, góp phần quan trọng vào sự  nghiệp bảo vệ  miền Bắc xã hội chủ  nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất  đất nước. Khi đất nước hòa bình, thống nhất, Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chỉ  thị, nghị định nhằm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng  và an ninh cho toàn dân, trong đó có  đối tượng học sinh, sinh viên, nhất là nghị  định 116/2007/NĐ­CP của Chính phủ  và Chỉ  thị  12 ­ CT/TW, ngày 03­5­2007   của Bộ  Chính trị  về  Tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo  dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Được sự  quan tâm lãnh đạo, chỉ  đạo của Đảng, Nhà nước, công tác giáo dục   quốc phòng và an ninh đã thực sự đi vào hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển  vững chắc cả  bề  rộng và chiều sâu, chất lượng ngày càng cao. Hệ  thống nhà  trường đã tập trung giáo dục cho học sinh, sinh viên quan điểm, đường lối của  Đảng về  quốc phòng, an ninh; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng và rèn  luyện kỹ năng quân sự  cần thiết tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần  vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc. Để  công tác giáo dục   quốc phòng và an ninh tiếp tục được thực hiện nền nếp, hiệu quả và trở  thành  nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân, ngày 19­6­2013, Quốc hội nước Cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành “Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh”.  Trong đó, Điều 4 của Luật xác định mục tiêu: “Giáo dục cho công dân kiến thức  quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước   và giữ  nước, lòng tự  hào, tự  tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự  giác  thực hiện nhiệm vụ  quốc phòng và an ninh, bảo vệ  Tổ  quốc Việt Nam xã hội  chủ nghĩa”. Theo đó, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống các   nhà trường được tổ chức chặt chẽ, duy trì nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, bên cạnh mặt ưu điểm là cơ bản, công tác giáo dục quốc phòng và an  ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay cũng còn một số hạn chế về  công tác chỉ đạo, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên và nội  dung, chương trình, v.v.   27. Nêu các hình thức quản lí nhà nước về an ninh quốc gia,trật tự an toàn  xã hội.Liên hệ thực tế ở nước ta hiện nay. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội là hoạt động chấp  hành và điều hành của các cơ quan nhà nước hoặc các tô chức xã hội được nhà  nước ủy quyền được tiến hành trên cơ sở pháp luật để thi hành pháp luật nhằm  thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng quản lý nhà nước về an ninh  quốc gia trật tự an toàn xã hội. ­ các hình thức quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã  hội ( Gt 90­ 91) Liên hệ thực tế ở việt nam ­ Những năm gần đây, tình hình thế giới, trong nước diễn biến hết sức phức  tạp. Các nhân tố gây mất ổn định chính trị ngày càng gia tăng. Song, Đảng ta đã  kịp thời có những chủ trương, đối sách quan trọng chỉ đạo lực lượng công an  nhân dân đấu tranh có hiệu quả với số đối tượng xâm nhập từ bên ngoài vào nội  địa; ngăn chặn hoạt động chống đối của các đối tượng cực đoan trong tôn giáo;  vô hiệu hoá hoạt động của số cơ hội chính trị, không để liên kết, hình thành tổ  chức chính trị đối lập trong nước. Tập trung đấu tranh ngăn chặn, dập tắt vụ  bạo loạn chính trị xảy ra ở một số tỉnh Tây Nguyên tháng 2­2001 và tháng 4­ 2004; phá rã âm mưu, ý đồ công khai hoá tổ chức Nhà nước 'Đềga độc lập' và  các vụ gây rối trật tự của các đối tượng ở Tây Nam Bộ... Tập trung giải quyết  ổn định nhiều vụ tranh chấp khiếu kiện về đất đai, nhất là các vụ có yếu tố tôn  giáo như ở 178 Thái Hà, 42 Nhà Chung, Hà Nội, không để kẻ địch kích động  quần chúng biểu tình, gây rối ­ Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực tuyên truyền, báo chí xuất bản, đào  tạo, hoạt động văn hoá nghệ thuật, phát hiện và xử lý kịp thời những cá nhân lợi  dụng thông tin, báo chí, xuất bản để công khai quan điểm đối lập, đưa tin sai  lệch về tình hình, kích động dư luận, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. ­ Song song với lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia, Đảng ta rất chú  trọng lãnh đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn đất nước  đổi mới. Nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Đảng chỉ đạo công tá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: