Danh mục

Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 795.66 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập hợp các Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế để giúp các bạn sinh viên ôn tập và kiểm tra kiến thức. Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề: Thương mại quốc tế, nhân tố quyết định mô thức thương mại quốc tế, chi phí cơ hội,... Đây là tài liệu dành cho sinh viên Kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế Trắc nghiệm Chính sách TMQT - PTQ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. CÂU 001: Thương mại quốc tế được hiểu là: A. Chỉ kể các hành vi mua bán qua biên giới quốc gia và thanh toán bằng ngoại tệ. B. Các hành vi mua bán với người nước ngoài, bất kể có qua biên giới hay không, miễn là có thanh toán bằng ngoại tệ. C. Hai câu a và b đều đúng. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 002: Thương mại quốc tế thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, cho phép các quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản xuất sâu hơn (trên diện hẹp hơn), có nghĩa là: A. Sản xuất tập trung vào ít mặt hàng hơn. B. Sản xuất tập trung vào sản phẩm chi tiết hơn. C. Sản xuất tập trung vào sản phẩm hoàn chỉnh hơn. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 003: Thương mại quốc tế giúp cân đối cung - cầu cho nền kinh tế hiệu quả hơn, nhờ: A. Nhập khẩu được nhiều hàng hóa tốt mà rẻ hơn sản xuất trong nước. B. Nhập khẩu được nhiều hàng hóa mà trong nước chưa có khả năng sản xuất. C. Nhập khẩu được nhiều hàng hóa mà trong nước không có khả năng sản xuất. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 004: Mô thức thương mại quốc tế chung cho các quốc gia là: A. Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối; nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối. B. Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh; nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế so sánh. C. Câu a sai, câu b đúng. D. Hai câu b và c đều đúng. CÂU 005: Nhân tố quyết định mô thức thương mại quốc tế của một nước là: A. Sự khác biệt về tài nguyên và năng suất lao động. B. Sự khác biệt về qui mô lợi suất kinh tế của các đơn vị sản xuất và qui mô của các ngành kinh tế. C. Hai câu a và b đều đúng. D. Hai câu a và b đều sai. CÂU 006: Môi trường hoạt động của thương mại quốc tế bao gồm: A. Hệ thống thị trường toàn cầu và các hàng rào thương mại có liên quan. B. Hệ thống sản xuất, hệ thống tài chính và sự di chuyển nguồn lực đầu tư toàn cầu. C. Hai câu a và b đều đúng. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 007: Qui mô của thương mại quốc tế tăng nhanh trong vài thập niên gần đây (đến đầu thế kỷ XXI tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ thông qua mua bán quốc tế đã vượt quá 25% GDP toàn cầu) là do: A. Sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng. B. Môi trường thương mại toàn cầu ngày càng thông thoáng hơn. C. Tính trên phạm vi toàn cầu, nhịp độ tăng trưởng của thương mại quốc tế nhanh hơn nhiều (gấp trên dưới 2 lần) so với nhịp độ tăng GDP. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 008: Quan hệ thương mại quốc tế giữa hai nhóm quốc gia công nghiệp phát triển và đang phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI cho thấy: A. Các quốc gia công nghiệp phát triển vẫn giữ vai trò thống trị tuyệt đối. B. Các quốc gia đang phát triển đã vươn lên mạnh mẽ với tỷ trọng hơn 1/4 trong khối lượng thương mại quốc tế toàn cầu. C. Các quốc gia công nghiệp phát triển thường xuất siêu, còn các quốc gia đang phát triển thường xuyên nhập siêu. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 009: Tính chất phát triển của thương mại quốc tế trong thời đại ngày nay: A. Đơn giản hơn do môi trường thương mại thông thoáng, minh bạch hơn, không còn tình trạng bảo hộ mậu dịch và phân biệt đối xử. B. Phức tạp hơn do sự hợp tác đa phương trở nên đa dạng hơn, liên kết trong sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn nhưng cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. C. Cạnh tranh bớt gay gắt hơn do liên doanh và sáp nhập các công ty đa quốc gia trở nên phổ biến hơn. 1 Trắc nghiệm Chính sách TMQT - PTQ D. Cả ba câu trên đều sai. CÂU 010: Thương mại quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, bởi vì: A. Thương mại quốc tế giữ vai trò hạt nhân trong chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia trên thế giới. B. Thương mại quốc tế gắn chặt với các hoạt động đầu tư quốc tế và tài chính quốc tế, giữ vai trò quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế. C. Hai câu a và b đều đúng. D. Cả ba câu trên đều đúng. 2 Trắc nghiệm Chính sách TMQT - PTQ CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. CÂU 011: Theo quan điểm mậu dịch tự do của Adam Smith thì: A. Mua bán giữa các quốc gia sẽ không bị cản trở bởi các hàng rào thương mại. B. Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo. C. Chính phủ không nên can thiệp vào hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. D. Cả ba câu trên đều đúng. CÂU 012: Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo khi: A. Hầu hết các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ, không doanh nghiệp nào có khả năng chi phối lũng đoạn giá cả thị trường. B. Sự cạnh tranh lành mạnh chỉ dựa trên chất lượng và giá cả sản phẩm, nên các doanh nghiệp có thể tham gia hay rút khỏi thị trường một cách dễ dàng. 2 C. Hai câu a và b đều đúng. D. Hai câu a và b đều sai. CÂU 013: Lợi thế tuyệt đối là: A. Sự cao hơn tuyệt đối về năng suất và chi phí lao động để làm ra cùng một loại sản phẩm so với quốc gia giao thương. B. Sự cao hơn tuyệt đối về năng suất hoặc chi phí lao động để làm ra cùng một loại sản phẩm so với quốc gia giao thương. C. Hai câu a và b đều sai. D. Cả ba câu trên đều sai. CÂU 014: Năng suất lúa bình quân của Thái Lan thường thấp hơn từ 20 - 30% so với Việt Nam. Nhưng do nhu cầu gạo nội địa cao hơn nên xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đứng hàng thứ hai trên thế giới (xếp sau Thái Lan). Do vậy, sản xuất lúa gạo của Việt Nam có lợi thế tuyệt đối: A. Cao hơn so với Thái Lan, Việt Nam nên chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: