Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng Phần 1
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 199.92 KB
Lượt xem: 2
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thơ lục bát ở Lửa thiêng đạt tới mức tinh vi, bác học, cổ điển mà hiện đại. Cái tôi nhà thơ vẫn lẩn khuất giấu mặt, đúng hơn là thiếu vắng, không có đại từ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc câu thơ "Lửa thiêng" Phần 1Cấu trúc câu thơLửa thiêng Phần 1 Thơ lục bát ở Lửa thiêng đạt tới mức tinh vi, bác học, cổ điển mà hiện đại. Cái tôinhà thơ vẫn lẩn khuất giấu mặt, đúng hơn là thiếu vắng, không có đại từ. Các câu thơ đềugieo vần bằng, chủ yếu ngắt nhịp hai, vốn là nhịp đặc trưng của thơ lục bát, thảng hoặc cónhịp ba. Trong 8 bài thơ lục bát, 8 câu thơ có nhịp ba: - Gió đưa hơi / gió đưa hơi - Màu thanh thiên / đã vào ôm / giữa hồn - Gió qua lá / ngọn triều lên (Trông lên) - Phất phơ buồn / tự thuở xưa / thổi về (Chiều xưa) - Mái nghiêng nghiêng / gửi buồn theo / hút người (Đẹp xưa) - Ngủ đi em / mộng bình thường (Ngậm ngùi) - Đêm vừa nhẹ / gió vừa mơn (Xuân ý) - Nai cao gót / lẫn trong mù (Thu rừng) Chính nhịp 2 tạo nên sự nhịp nhàng cân đối cho thơ: Mây bay lũng thấp giăngmàn âm u, Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng (Thu rừng), Hiu hiu gió đẩy thuyềntrên biển trời (Trông lên), Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la (Buồn đêm mưa). Cókhi tạo nên tiểu đối 4/4 trong cấu trúc câu thơ: Nghìn cây mở ngọn / muôn lòng héphơi (Xuân ý), Trăng phơi đầu bãi / nước dồn mênh mang (Thuyền đi), Đèo caoquán chật / bến đò lau thưa (Chiều xưa), Trời xa sắc biển / lá thon mình thuyền(Trông lên)... Không đơn thuần là ngôn ngữ, nhịp điệu, tính cân đối là đặc điểm của mỹhọc cổ điển và chất cổ điển trong thơ Huy Cận trước hết là ở đây. Những câu thơ 8 chữtrong lục bát, với thính giác nhịp 2 vẫn thích hợp; với ngữ nghĩa nhịp 4 phân chia thànhnhững thông báo thẩm mỹ. Ngược lại, câu thơ nhịp 3 bớt mềm mại nhưng gấp hơn,nhanh hơn. Đó là nhịp mới, hiện đại. Tất nhiên tính hiện đại của thơ bộc lộ nổi trội là ởnội dung cảm hứng, ở những liên tưởng phong phú, phóng túng, đậm cá tính sáng tạo. Thực ra, theo tôi cần chú ý đến cấu trúc câu thơ phần thơ 7 chữ (19 bài) và 8 chữ(16 bài). Nhiều cấp độ: loại từ, cấu tạo từ, thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu... tạo nên giọngđiệu Lửa thiêng. Ở đây từ láy phát huy tác dụng, nó là công cụ tạo hình rất đắc lực chonghệ thuật thơ mà chỉ riêng tiếng Việt mới có. Khi trường độ câu thơ được nới rộng, từláy có đất dung thân. Mấy bài lục bát, phần nhiều từ láy thanh bằng: vu vơ, hững hờ, lạnhlùng, tiêu điều, hiu hiu, ngập ngừng, héo hon, trơ vơ, buồn buồn... đến câu thơ 7 chữ, 8chữ, từ láy được cấu tạo và biểu hiện với nhiều sắc thái, “song hiệu quả ngữ nghĩa chungcủa chúng vẫn là: thứ nhất, diễn đạt sự lặp đi lặp lại, kéo dài, trải rộng của tính chất hoặchoạt động, động tác; thứ hai, biểu thị các trạng thái động của sự vật, hiện tượng; thứ ba, cókhả năng gợi các ấn tượng cụ thể, có tính hình ảnh đậm nét; thứ tư, có khả năng biểu thị,phản ánh cách đánh giá, tình cảm, sự cảm thụ chủ quan của người nói đối với sự vật, hiệntượng được nêu ra(1). Nhà thơ chủ động bày tỏ thái độ của mình trước cuộc sống quẩnquanh, đìu hiu, chán chường, ảo não... Có câu thơ ôm chứa đến hai từ láy: - Cả không gian hồn hậu rất thơm tho Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ... (Đi giữa đường thơm) - Chớ ảo não, chán chường không phải lẽ Ngày về đó, đậm đà và mới mẻ. (Vỗ về) - Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung Trời buồn buồn giữa hương sắc tưng bừng. (Họa điệu) - Tiếng nức nở gửi gió đường quạnh quẽ (Nhạc sầu) - Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu (Tràng giang) - Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn (Mưa) Có bài thơ đậm đặc từ láy. Bài Tràng giang, 16 câu thơ có 9 từ láy, bài Mưa, 16câu thơ có 8 từ láy... Cũng như các nhà thơ lãng mạn thời kỳ Thơ mới, Huy Cận dùngnhiều từ láy tạo cho câu thơ mượt mà, uyển chuyển, từ ngữ như bay lượn, lôi cuốn. Từláy ngoài chức năng miêu tả, nó còn biểu cảm. Các từ láy toàn bộ làm giảm nhẹ tính chấtnhưng làm tăng thêm sự lan tỏa của tính chất: nhỏ nhỏ, run run, nhẹ nhẹ, nghiêngnghiêng, xiêu xiêu, buồn buồn, rưng rưng, lâng lâng: - Tim run run trăm tình cảm rụt rè (Tựu trường) - Hồn mới lim dim, bước dùm nhẹ nhẹ (Lời dịu) - Chiều hiu hiu khơi gợi nhớ nhung hờ (Trò chuyện) Ngay như từ láy toàn bộ gốc động từ cũng làm giảm nhẹ cường độ của tác động(buồn điệp điệp), dù cho động tác được tăng lên, lặp đi lặp lại. Và từ láy toàn bộ gốcdanh từ diễn tả hiện tượng, sự vật... tiếp nối dâng cao hay tỏa rộng, kéo dài như hiện ratrước mắt người đọc (lớp lớp mây cao, bàn tay ngón ngón thon...). Đa phần từ láy ở Lửathiêng là láy phụ âm đầu hay láy phần vần. Láy toàn bộ hay bộ phận, từ láy góp phầnlàm cho câu thơ Lửa thiêng du dương, giàu nhạc điệu, có hình khối cụ thể, gây ấn tượngtới thị giác, thính giác, xúc giác... của chủ thể sáng tạo và cả với đối tượng tiếp nhận. Trong tiếng Việt, từ gốc mang cảm nhận cụ thể khi chuyển sang từ láy là chuyểnsang một thế giới tình cảm, tức là từ cảm giác chuyển sang cảm xúc. Điều này thườnggặp ở Lửa thiêng: thơm tho, dìu dịu (“Cả không gian hồn hậu thơm tho - Gió hương đưamùi, dìu dịu phất phơ” - Đi giữa đường thơm); dịu dàng (“Dịu dàng gió nhạt thổi mâyxanh” - Bình yên); đậm đà,mới mẻ (“Ngày về đó đậm đà và mới mẻ” - Vỗ về);bàng bạc (“Muôn sao bàng bạc sầu không gian” - Hồn xa); đau đớn (“Sẽ nằm im! Ôiđau đớn chừng nào” - Chết); lạnh lẽo (“Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn” - Mưa). Có thể nêu thêm cách tạo từ ngữ và nhờ thế tạo ngữ nghĩa mới của Huy Cận.Không phải là từ ghép mà là cách ghép từ để tạo ngữ mới mang đậm sắc thái biểu cảmchủ quan, nói được độ sâu của tâm trạng. - “Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến” (Tình mất) Đặt vào tương quan với câu thơ trên “Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau” sẽhiện lên cầm lưu luyến, bớt cụ thể, mở rộng cảm xúc. - “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ” (Giấc ngủ chiều) thì có sự khu biệt giữa các màu sắc của tự nhiên với màu sắ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc câu thơ "Lửa thiêng" Phần 1Cấu trúc câu thơLửa thiêng Phần 1 Thơ lục bát ở Lửa thiêng đạt tới mức tinh vi, bác học, cổ điển mà hiện đại. Cái tôinhà thơ vẫn lẩn khuất giấu mặt, đúng hơn là thiếu vắng, không có đại từ. Các câu thơ đềugieo vần bằng, chủ yếu ngắt nhịp hai, vốn là nhịp đặc trưng của thơ lục bát, thảng hoặc cónhịp ba. Trong 8 bài thơ lục bát, 8 câu thơ có nhịp ba: - Gió đưa hơi / gió đưa hơi - Màu thanh thiên / đã vào ôm / giữa hồn - Gió qua lá / ngọn triều lên (Trông lên) - Phất phơ buồn / tự thuở xưa / thổi về (Chiều xưa) - Mái nghiêng nghiêng / gửi buồn theo / hút người (Đẹp xưa) - Ngủ đi em / mộng bình thường (Ngậm ngùi) - Đêm vừa nhẹ / gió vừa mơn (Xuân ý) - Nai cao gót / lẫn trong mù (Thu rừng) Chính nhịp 2 tạo nên sự nhịp nhàng cân đối cho thơ: Mây bay lũng thấp giăngmàn âm u, Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng (Thu rừng), Hiu hiu gió đẩy thuyềntrên biển trời (Trông lên), Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la (Buồn đêm mưa). Cókhi tạo nên tiểu đối 4/4 trong cấu trúc câu thơ: Nghìn cây mở ngọn / muôn lòng héphơi (Xuân ý), Trăng phơi đầu bãi / nước dồn mênh mang (Thuyền đi), Đèo caoquán chật / bến đò lau thưa (Chiều xưa), Trời xa sắc biển / lá thon mình thuyền(Trông lên)... Không đơn thuần là ngôn ngữ, nhịp điệu, tính cân đối là đặc điểm của mỹhọc cổ điển và chất cổ điển trong thơ Huy Cận trước hết là ở đây. Những câu thơ 8 chữtrong lục bát, với thính giác nhịp 2 vẫn thích hợp; với ngữ nghĩa nhịp 4 phân chia thànhnhững thông báo thẩm mỹ. Ngược lại, câu thơ nhịp 3 bớt mềm mại nhưng gấp hơn,nhanh hơn. Đó là nhịp mới, hiện đại. Tất nhiên tính hiện đại của thơ bộc lộ nổi trội là ởnội dung cảm hứng, ở những liên tưởng phong phú, phóng túng, đậm cá tính sáng tạo. Thực ra, theo tôi cần chú ý đến cấu trúc câu thơ phần thơ 7 chữ (19 bài) và 8 chữ(16 bài). Nhiều cấp độ: loại từ, cấu tạo từ, thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu... tạo nên giọngđiệu Lửa thiêng. Ở đây từ láy phát huy tác dụng, nó là công cụ tạo hình rất đắc lực chonghệ thuật thơ mà chỉ riêng tiếng Việt mới có. Khi trường độ câu thơ được nới rộng, từláy có đất dung thân. Mấy bài lục bát, phần nhiều từ láy thanh bằng: vu vơ, hững hờ, lạnhlùng, tiêu điều, hiu hiu, ngập ngừng, héo hon, trơ vơ, buồn buồn... đến câu thơ 7 chữ, 8chữ, từ láy được cấu tạo và biểu hiện với nhiều sắc thái, “song hiệu quả ngữ nghĩa chungcủa chúng vẫn là: thứ nhất, diễn đạt sự lặp đi lặp lại, kéo dài, trải rộng của tính chất hoặchoạt động, động tác; thứ hai, biểu thị các trạng thái động của sự vật, hiện tượng; thứ ba, cókhả năng gợi các ấn tượng cụ thể, có tính hình ảnh đậm nét; thứ tư, có khả năng biểu thị,phản ánh cách đánh giá, tình cảm, sự cảm thụ chủ quan của người nói đối với sự vật, hiệntượng được nêu ra(1). Nhà thơ chủ động bày tỏ thái độ của mình trước cuộc sống quẩnquanh, đìu hiu, chán chường, ảo não... Có câu thơ ôm chứa đến hai từ láy: - Cả không gian hồn hậu rất thơm tho Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ... (Đi giữa đường thơm) - Chớ ảo não, chán chường không phải lẽ Ngày về đó, đậm đà và mới mẻ. (Vỗ về) - Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung Trời buồn buồn giữa hương sắc tưng bừng. (Họa điệu) - Tiếng nức nở gửi gió đường quạnh quẽ (Nhạc sầu) - Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu (Tràng giang) - Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn (Mưa) Có bài thơ đậm đặc từ láy. Bài Tràng giang, 16 câu thơ có 9 từ láy, bài Mưa, 16câu thơ có 8 từ láy... Cũng như các nhà thơ lãng mạn thời kỳ Thơ mới, Huy Cận dùngnhiều từ láy tạo cho câu thơ mượt mà, uyển chuyển, từ ngữ như bay lượn, lôi cuốn. Từláy ngoài chức năng miêu tả, nó còn biểu cảm. Các từ láy toàn bộ làm giảm nhẹ tính chấtnhưng làm tăng thêm sự lan tỏa của tính chất: nhỏ nhỏ, run run, nhẹ nhẹ, nghiêngnghiêng, xiêu xiêu, buồn buồn, rưng rưng, lâng lâng: - Tim run run trăm tình cảm rụt rè (Tựu trường) - Hồn mới lim dim, bước dùm nhẹ nhẹ (Lời dịu) - Chiều hiu hiu khơi gợi nhớ nhung hờ (Trò chuyện) Ngay như từ láy toàn bộ gốc động từ cũng làm giảm nhẹ cường độ của tác động(buồn điệp điệp), dù cho động tác được tăng lên, lặp đi lặp lại. Và từ láy toàn bộ gốcdanh từ diễn tả hiện tượng, sự vật... tiếp nối dâng cao hay tỏa rộng, kéo dài như hiện ratrước mắt người đọc (lớp lớp mây cao, bàn tay ngón ngón thon...). Đa phần từ láy ở Lửathiêng là láy phụ âm đầu hay láy phần vần. Láy toàn bộ hay bộ phận, từ láy góp phầnlàm cho câu thơ Lửa thiêng du dương, giàu nhạc điệu, có hình khối cụ thể, gây ấn tượngtới thị giác, thính giác, xúc giác... của chủ thể sáng tạo và cả với đối tượng tiếp nhận. Trong tiếng Việt, từ gốc mang cảm nhận cụ thể khi chuyển sang từ láy là chuyểnsang một thế giới tình cảm, tức là từ cảm giác chuyển sang cảm xúc. Điều này thườnggặp ở Lửa thiêng: thơm tho, dìu dịu (“Cả không gian hồn hậu thơm tho - Gió hương đưamùi, dìu dịu phất phơ” - Đi giữa đường thơm); dịu dàng (“Dịu dàng gió nhạt thổi mâyxanh” - Bình yên); đậm đà,mới mẻ (“Ngày về đó đậm đà và mới mẻ” - Vỗ về);bàng bạc (“Muôn sao bàng bạc sầu không gian” - Hồn xa); đau đớn (“Sẽ nằm im! Ôiđau đớn chừng nào” - Chết); lạnh lẽo (“Với gió xa xôi lạnh lẽo ngàn” - Mưa). Có thể nêu thêm cách tạo từ ngữ và nhờ thế tạo ngữ nghĩa mới của Huy Cận.Không phải là từ ghép mà là cách ghép từ để tạo ngữ mới mang đậm sắc thái biểu cảmchủ quan, nói được độ sâu của tâm trạng. - “Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến” (Tình mất) Đặt vào tương quan với câu thơ trên “Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau” sẽhiện lên cầm lưu luyến, bớt cụ thể, mở rộng cảm xúc. - “Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ” (Giấc ngủ chiều) thì có sự khu biệt giữa các màu sắc của tự nhiên với màu sắ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcTài liệu liên quan:
-
9 trang 3414 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 792 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 753 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 724 0 0 -
6 trang 614 0 0
-
2 trang 460 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 400 0 0 -
4 trang 380 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 323 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 247 0 0