Danh mục

Cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 644.80 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Qua đó xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ SỰ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Phan Trọng Nghĩa1, Vũ Thị Thúy Vân2 (1) Trường Đại học Quy Nhơn, (2)Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Qua đó xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng dữ liệu của toàn bộ công ty niêm yết trong khoảng thời gian từ 2007 đến năm 2014 và hồi qui dữ liệu bảng với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), kết quả từ nghiên cứucho thấy chưa tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, đồng biến động giá cổ phiếu, công ty niêm yết 1. Đặt vấn đề Cấu trúc sở hữu là một yếu tố quyết định quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu giúp cải thiện tính thông tin trong giá cổ phiếu; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và tăng chất lượng các thông tin của doanh nghiệp công bố (He & cộng sự, 2013); giúp giải quyết vấn đề người đại diện trong hoạt động của các công ty niêm yết và hạn chế vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán; giúp giảm thiểu chi phí trong việc thu thập thông tin và qua đó giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư,… Như vậy cấu trúc sở hữu thể hiện vai trò quan trọng trong sự biến động giá cổ phiếu và sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường.Trên góc độ vi mô thì cấu trúc sở hữu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đồng biến động giá cổ phiếu (SYNCH). Nghiên cứu này nhằm xem xét liệu rằng bên cạnh mối quan hệ tuyến tính thì có tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu của cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không?Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết như: các nghiên cứu của Jiang& Kim (2004); Gul& cộng sự (2010); He & cộng sự (2013); He & Shen (2014) xem xét ảnh hưởng của sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài đến sự đồng biến động giá cổ phiếu; nghiên cứu của Hamdi & Cosset (2014); Lin& cộng sự (2015) xem xét ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến sự đồng biến động giá cổ phiếu; nghiên cứu của Ding & cộng sự (2013); An & Zhang (2013) xem xét ảnh hưởng sở hữu của nhà đầu tư có tổ chức đến sự đồng biến động giá cổ phiếu; nghiên cứu của Brockman & Yan (2009); Boubaker& cộng sự (2014) xem xét ảnh hưởng của cổ đông lớn đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường.Một vấn đề thực tiễn đặt ra khi nghiên cứu về cấu trúc sở hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam là xu hướng giảm vốn đầu tư của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và tăng tỷ lệ sở hữu của khối nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết. Vì vậy, cần phải xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhà nước để gia tăng hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết. Việc nghiên cứu và làm rõ ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu với sự đồng biến động giá cổ phiếu là tuyến tính hay phi tuyến tính là một nghiên cứu bổ sung cần thiết.Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này là làm rõ thêm về mối quan hệ tuyến tính hay là phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. 424 Ngoài ra, kết quả nghiên cứu rút ra từ thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bổ sung thêm minh chứng về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếutrên thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý trong vấn đề quản trị tài chính đối với các doanh nghiệp;hàm ý đối với các nhà đầu tư trong việc phân tích và đưa ra quyết định đầu tư; và hàm ý đối với các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nhằm hạn chế sự đồng biến động giá cổ phiếu, tăng tính thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Cấu trúc sở hữu và cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu Cấu trúc sở hữu là một yếu tố quyết định quan trọng của quản trị doanh nghiệp và nó có ảnh hưởng đến hiệu qủa hoạt động của công ty. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị của công ty cũng có ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ phiếu. Gul& cộng sự (2010); Gul& cộng sự (2011) chỉ ra rằng một số đặc điểm trong mức độ quản trị doanh nghiệp có liên quan đến sự đồng biến động giá cổ phiếu cao ở Trung Quốc. Gao & Wang (2011) cho rằng sự khác biệt trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tỷ lệ sở hữu của cổ đông có thể giải thích cho sự đồng biến động giá cổ phiếu. Ding& cộng sự (2013) chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu có thể giải thích các mức độ khác nhau của đồng biến động giá cổ phiếu. Gul & công sự (2010) và Hou & cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tính thông tin trong giá cổ phiếu của các công ty do Nhà nước nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc là rất thấp. Điều này cho thấy rằng sự kém hiệu quả trong quản trị các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu. He & cộng sự (2013) cho rằng các cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài có thể cải thiện tính th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: