Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 666.24 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ nhằm cung cấp số liệu cơ bản về đa dạng sinh học cá, từ
đó góp phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ THỐNG SUỐI, HỒ THỦY LỢI THUỘC HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Vũ Thị Phương Anh 1 Lê Thị Thu Hà2 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khá phong phú gồm 75 loài với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Ưu thế họ thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ chiếm 35,29% trong tổng số họ. Bộ có nhiều giống nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống (chiếm 50,00%). Đa dạng về loài thuộc về bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài. 1. Mở đầu Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 251,17 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Đây là huyện có nhiều khe suối và hồ thủy lợi. trong thời gian qua việc đánh bắt ngày càng gia tăng đặc biệt với hình thức đánh bắt nguồn lợi cá bằng các phương tiện tận diệt như xung điện, mìn,... và sự phát triển của du lịch tại khu vực đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thuỷ sản ở hệ thống suối cũng như ở hồ thủy lợi. Tuy nhiên có thể thấy, công tác quản lý của các cấp chính quyền và tình trạng nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản của người dân ở các khe suối và hồ thủy lợi còn chưa được quan tâm và nhiều bất cập. Điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài cá. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài cá và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi là rất cần thiết. Bài báo này sẽ cung cấp số liệu cơ bản về đa dạng sinh học cá, từ đó góp phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở đây. 2. Nội dung 2.1 . Địa điểm thu mẫu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ 1 2 . TS. Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Quảng Nam . ThS. Trường PTTH Quế Sơn VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Mẫu cá được thu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu bằng cách theo ngư dân đánh bắt, thu mẫu cá của người dân và các chợ quanh khu vực nghiên cứu. Phân loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu dựa vào các khóa định loại của Mai Đình Yên (1978, 1992) [8,9], Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [4,5], Kottelat (2001) [6], ...Mỗi loài cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống, loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998, 1999, 2001) [3], Eschermeyer (2005) [2]. 2.2 . Kết quả nghiên cứu 2.2.1 . Cấu trúc thành phần loài Qua nghiên cứu đã xác định được danh lục thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gồm 75 loài, với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Danh lục thành phần loài được cá được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Eschemeyer (2005). Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn Số lượng TT Họ Tên Bộ cá Số lượng Giống Tỷ lệ (%) Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Osteoglossiformes 1 5,88 1 2,00 1 1 , 33 2 Anguillrormes 1 5,88 1 2,00 2 2 , 67 3 Cyprinformes 3 17,65 25 50,00 41 54 , 67 4 Characiformes 1 5,88 1 2,00 1 1 , 33 5 Siluriformes 3 17,65 5 10,00 6 8 , 00 6 Synbranchyformes 2 11,76 4 8,00 5 6 , 67 2 VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 7 Perciformes 6 35,30 13 26,00 19 25 , 33 Tổng số 17 100 50 100 75 100 Trong tổng số các loài cá thu được ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy bộ cá Chép (Cyprinformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) mỗi bộ có 3 họ (chiếm 17,65%), trong đó bộ cá Chép (Cyprinformes) có 25 giống (chiếm 50%), 41 loài (chiếm 54,67% tổng số loài), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống (chiếm 10%), 6 loài (chiếm 8% tổng số loài). Bộ cá Vược (Perciformes) có 6 họ (chiếm 35,29%),13 giống (26%), 19 loài (chiếm 25,3%). Bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) có 2 họ (11,76%), 4 giống (8%) với 5 loài (6,67%); Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1 họ (5,88%), 1 giống (2%) và 1 loài (chiếm 1,33%), riêng bộ các Chình ( Anguillformes) có 2 loài chiếm (2,67% ). Hình 1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Trong thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, tính đa dạng về thành phần loài và cấu trúc các bậc taxon khá phức tạp và được thể hiện như sau: Xét về taxon bậc họ: Trong tổng số 17 họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ (35,29%), tiếp đến là bộ cá Chép (Cyprinformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) cùng có 3 họ (17,65%); bộ cá Mang liền (Synbranchyformes), với 2 họ (11,76%) và sau cùng là các bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ chỉ có một họ chiếm tỉ lệ thấp (5,88%). 3 VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà Về taxon bậc giống, đa dạng nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống chiếm 50% trong tổng số giống. Tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 13 giống chiếm 26%; bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống chiếm 10%; bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) với 4 giống chiếm 8%. Các bộ còn lại là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ có 1 giống chiếm 2%. Về taxon bậc loài, phong phú nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ THỐNG SUỐI, HỒ THỦY LỢI THUỘC HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Vũ Thị Phương Anh 1 Lê Thị Thu Hà2 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khá phong phú gồm 75 loài với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Ưu thế họ thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ chiếm 35,29% trong tổng số họ. Bộ có nhiều giống nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống (chiếm 50,00%). Đa dạng về loài thuộc về bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài. 1. Mở đầu Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 251,17 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Đây là huyện có nhiều khe suối và hồ thủy lợi. trong thời gian qua việc đánh bắt ngày càng gia tăng đặc biệt với hình thức đánh bắt nguồn lợi cá bằng các phương tiện tận diệt như xung điện, mìn,... và sự phát triển của du lịch tại khu vực đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thuỷ sản ở hệ thống suối cũng như ở hồ thủy lợi. Tuy nhiên có thể thấy, công tác quản lý của các cấp chính quyền và tình trạng nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản của người dân ở các khe suối và hồ thủy lợi còn chưa được quan tâm và nhiều bất cập. Điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài cá. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài cá và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi là rất cần thiết. Bài báo này sẽ cung cấp số liệu cơ bản về đa dạng sinh học cá, từ đó góp phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở đây. 2. Nội dung 2.1 . Địa điểm thu mẫu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ 1 2 . TS. Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Quảng Nam . ThS. Trường PTTH Quế Sơn VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Mẫu cá được thu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu bằng cách theo ngư dân đánh bắt, thu mẫu cá của người dân và các chợ quanh khu vực nghiên cứu. Phân loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu dựa vào các khóa định loại của Mai Đình Yên (1978, 1992) [8,9], Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [4,5], Kottelat (2001) [6], ...Mỗi loài cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống, loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998, 1999, 2001) [3], Eschermeyer (2005) [2]. 2.2 . Kết quả nghiên cứu 2.2.1 . Cấu trúc thành phần loài Qua nghiên cứu đã xác định được danh lục thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gồm 75 loài, với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Danh lục thành phần loài được cá được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Eschemeyer (2005). Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn Số lượng TT Họ Tên Bộ cá Số lượng Giống Tỷ lệ (%) Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Osteoglossiformes 1 5,88 1 2,00 1 1 , 33 2 Anguillrormes 1 5,88 1 2,00 2 2 , 67 3 Cyprinformes 3 17,65 25 50,00 41 54 , 67 4 Characiformes 1 5,88 1 2,00 1 1 , 33 5 Siluriformes 3 17,65 5 10,00 6 8 , 00 6 Synbranchyformes 2 11,76 4 8,00 5 6 , 67 2 VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 7 Perciformes 6 35,30 13 26,00 19 25 , 33 Tổng số 17 100 50 100 75 100 Trong tổng số các loài cá thu được ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy bộ cá Chép (Cyprinformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) mỗi bộ có 3 họ (chiếm 17,65%), trong đó bộ cá Chép (Cyprinformes) có 25 giống (chiếm 50%), 41 loài (chiếm 54,67% tổng số loài), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống (chiếm 10%), 6 loài (chiếm 8% tổng số loài). Bộ cá Vược (Perciformes) có 6 họ (chiếm 35,29%),13 giống (26%), 19 loài (chiếm 25,3%). Bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) có 2 họ (11,76%), 4 giống (8%) với 5 loài (6,67%); Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1 họ (5,88%), 1 giống (2%) và 1 loài (chiếm 1,33%), riêng bộ các Chình ( Anguillformes) có 2 loài chiếm (2,67% ). Hình 1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Trong thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, tính đa dạng về thành phần loài và cấu trúc các bậc taxon khá phức tạp và được thể hiện như sau: Xét về taxon bậc họ: Trong tổng số 17 họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ (35,29%), tiếp đến là bộ cá Chép (Cyprinformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) cùng có 3 họ (17,65%); bộ cá Mang liền (Synbranchyformes), với 2 họ (11,76%) và sau cùng là các bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ chỉ có một họ chiếm tỉ lệ thấp (5,88%). 3 VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà Về taxon bậc giống, đa dạng nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống chiếm 50% trong tổng số giống. Tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 13 giống chiếm 26%; bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống chiếm 10%; bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) với 4 giống chiếm 8%. Các bộ còn lại là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ có 1 giống chiếm 2%. Về taxon bậc loài, phong phú nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cấu trúc thành phần loài cá Đa dạng sinh học cá Sử dụng hợp lý nguồn lợi cá Bộ cá Chép Bộ cá VượcTài liệu liên quan:
-
Hệ thống phân loại trong nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam
22 trang 76 0 0 -
Đa dạng thành phần loài cá ở hệ sinh thái hồ Dầu Tiếng
11 trang 18 0 0 -
89 trang 16 0 0
-
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững
20 trang 15 0 0 -
39 trang 14 0 0
-
10 trang 13 0 0
-
Đa dạng sinh học cá vùng cửa sông Ba Lạt và Vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định
4 trang 13 0 0 -
104 trang 11 0 0
-
Đa dạng thành phần loài bộ cá trích Clupeiformes vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 8 0 0 -
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes) ở sông Bà Rén, tỉnh Quảng Nam
6 trang 8 0 0