Văn học nói chung tác phẩm văn học nói riêng, xét từ một góc độ nào đó, chính là sự tranh luận về bản thân cuộc sống đương tồn tại, trao đổi bàn luận về những kinh nghiệm sống của mọi thời để nhằm hoàn thiện cuộc sống đang diễn ra. Việc đọc tác phẩm văn chương, ở một góc độ nào đấy, cũng là sự kiểm nghiệm những kinh nghiệm sống cá nhân đã có để thu nhận thêm những kinh nghiệm sống mới cần thiết cho bản thân cuộc đời. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để xem tác giả bài viết này đã cảm nhận tác phẩm văn học qua góc nhìn phân tâm học như thế nào?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc tự sự "Kafka bên bờ biển" theo cách nhìn phân tâm học
Cấu trúc tự sự Kafka
bên bờ biển theo cách nhìn
phân tâm học
Hành trình của nhân vật chính của hai tuyến truyện, tuyến 1 là Kafka và tuyến 2 là
Nakata đều có điểm xuất phát chung là khởi đầu từ Tokyo và điểm đến cuối cùng là
thành phố Shikoku, còn quá trình thực hiện chuyến đi thì có vẻ hơi khác nhau nhưng
thực chất giống nhau, Kafka đi thẳng một mạch, còn Nakata phải chuyển xe ba lần. Cả
hai đều có một nơi tập kết chung, đó là thư viện tưởng niệm Komura. Đối với Kafka, khi
đến thư viện này cậu sẽ có được một giải pháp nào đó mà trực giác của cậu mách bảo
cậu, còn đối với Nakata thì thư viện tưởng niệm Komura, sau khi đã tìm được phiến đá
cửa vào và được phiến đá “mách bảo”, chính là nói lão đang cần tìm và kỳ lạ thay khi
đến trước thư viện ấy thì lão lại đánh vần được cái tên của thư viện. Thư viện, xét về bản
chất, là kho báu dự trữ những hiểu biết của chúng ta mà theo cách nhìn phân tâm học,
liên quan đến các giấc mơ, nó tượng trưng cho những hiểu biết tinh thần, những tri thức
sách vở, biểu trưng cho sự hiểu biết trong ý nghĩa là các kinh nghiệm sống đã được minh
chứng và được ghi lại, những kinh nghiệm sống cần thiết cho mọi người, mọi thế hệ. Vì
thế đến với thư viện, Kafka sẽ mở rộng và bổ sung được cái cậu còn thiếu, còn Nakata
sẽ tìm thấy ở đây cái đã kết tinh liên quan tới cái cửa vào đã được mở, hiển nhiên là cái
lão cần tìm có mối liên hệ ngầm ẩn với lời nguyền định mệnh, liên quan tới “mặc cảm
Oedipe”, cho nên cách tìm của lão cũng rất đặc biệt, gắn với bản năng vô thức nhiều
hơn: “Rồi, tựa như một con chó con, lão đi một vòng xung quanh phòng đọc, quan sát tỉ
mỉ mọi thứ, sờ cái này, hít hít cái kia, thi thoảng dừng ở một điểm chọn lọc, quắc mắt
nhìn trừng trừng” (tr.427).
Còn Kafka đã đi từ khám phá này tới khám phá khác, trước hết là bài hát Kafka
bên bờ biển với hình ảnh bà Saeki lúc mười chín tuổi in trên bao đĩa hát, rồi sau đó là
bức tranh Kafka bên bờ biển được treo trong căn phòng đặc biệt của thư viện và cũng rất
đặc biệt là cậu lại được bố trí vào ở ngay trong căn phòng ấy, để rồi cô gái liên quan tới
cậu bé trong tranh kia đêm đêm lại hiện về trong giấc ngủ chập chờn nửa mê nửa tỉnh,
trong trạng thái mà cái vô thức thống ngự, của chính Kafka bằng xương bằng thịt. Bài
hát là của Saeki, bức tranh cũng liên quan tới Saeki, còn cô gái mười lăm tuổi vĩnh viễn
kia cũng chính là Saeki - một Saeki của quá khứ, một Saeki của vô thức, của cái phi ngã
đã có dịp, có thời cơ để vượt thoát sau nhiều năm tháng nằm trong sự kiểm soát của
chính bà Saeki. Sự có mặt của Kafka trong thư viện trở thành tác nhân kích thích khơi
dậy mối tình đã chết trong tâm thức của bà Saeki, khi có thêm Kafka thì mọi việc lại
khác, cái khác ở đây chính là “ mặc cảm Oedipe”, tạo nên hình thức “đồng thanh tương
ứng, đồng khí tương cầu”. Cho nên Oshima đã từng nghe bài hát nhưng anh ta không
cảm được tinh thần của bài hát thể hiện qua giai điệu âm thanh, qua vần điệu của lời và
tình cảm của người thể hiện bài hát đó, anh ta cũng vô cảm trước bức tranh; còn Kafka
thì hoàn toàn khác, Kafka thấy được mình hiện hữu trong bài hát, hiện hữu trong bức
tranh, bài hát và bức tranh là một phần cuộc sống của cậu, liên quan tới máu thịt cơ thể
cậu, như thể chúng được gá lắp trong gien di truyền của cậu. Vì thế, sau khi qua đời, bà
Saeki đã để lại bức tranh cho Kafka: “Xét về căn nguyên, bức tranh đó là của cháu”.
“Mặc cảm Oedipe” vốn đã có sẵn trong cậu, lại được kết hợp với cái vô thức thường
trực vô biên trong bà Saeki sẽ tạo ra những chuỗi sự kiện sau này như đã nói ở các phần
trên.
Chú bé Kafka, với “mặc cảm Oedipe” đeo đẳng từ những ngày thơ ấu, cũng đồng
nghĩa với việc chú đã chạm tay vào phiến đá cửa vào, đã phần nào mở được nó, đã sống
một lần trong khoảng thời gian chưa phải là dài qua các biểu hiện sống khép kín ở nhà,
sống khép kín ở trường, không có bạn bè thân thích, không có ai quan tâm tới cậu, cậu
sống như trong trạng thái bản năng ngay giữa thời đại computer. “Mặc cảm Oedipe”
trong tác phẩm này ngoài ý nghĩ thường trực trong đầu chú bé, còn là phiến đá cửa
vào, phiến đá hình tròn gợi mở tất cả những vùng khêu gợi khoái cảm mang hình dáng
dạng tròn trên cơ thể người phụ nữ mà một khi đã sao chép, chụp lại… những vùng
khoái cảm hình tròn ấy thì đêm mơ ngày mộng, thì sự kích thích phát triển tính dục cũng
sẽ là chuyện đương nhiên và những bài học trên phim ảnh sẽ được thực hành trong cuộc
sống dưới đủ mọi hình thức từ thủ dâm cho tới loạn dâm, từ bạo dâm cho tới khổ dâm
của tuổi dậy thì.
Để giải quyết trường hợp của chú bé Kafka, Haruki Murakami đã tạo ra giải pháp
thứ nhất là đưa chú lên rừng, nơi thể hiện tất cả sự mạnh mẽ của sự sống, vừa mang lại
lo âu vừa tạo ra sự bình tâm thanh thản, vừa bị ức chế vừa yêu thương. Rừng trong tiếng
Bồ Đào Nha là Madeira có nguồn gốc từ materia mà trong materia có căn từ là mater -
nghĩa là mẹ, do đó, trở về rừng có thể hiểu là trở về với mẹ, tr ...