Danh mục

Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.98 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội" phân tích những năng động dân số học trong quá trình đô thị hóa, tính đa dạng về sắc tộc và chủng tộc của các bộ phận dân cư, những khác biệt trong không gian sinh tồn và lối sống cũng như mối liên hệ của chúng, giúp hiểu được bản chất của những giá trị được khái quát thành “bản sắc văn hóa” Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội Construction and Deconstruction of Hanoi’s Cultural Identity1 Nguyễn Văn Chính Tóm tắtCác nghiên cứu đã có về Hà Nội, dù rất nhiều về số lượng nhưng dường như lại chỉ dựa trên mộtđịnh đề duy nhất có sẵn, rằng thành phố này là một thực thể văn hóa xác định, đồng nhất và cóbản sắc riêng. Hàng loạt các công trình nghiên cứu công phu về Hà Nội dường như mặc nhiêncho rằng đó là vấn đề không có gì phải bàn cãi, và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu chỉ là chứngminh cho sự tồn tại và phân tích các đặc tính của một thực thể văn hóa như vậy. Thuật ngữ“người Tràng An” hay “người Hà Nội” thường được sử dụng như một khái niệm đương nhiên đểchỉ lối sống thanh lịch-- một nét riêng nổi bật của người dân thủ đô, một lối sống đã được địnhhình trong lịch sử, là sự kết tinh giữa tầng lớp nho sỹ và thương nhân ở đất “kẻ chợ” để tạo nênmột loại hình “văn hóa kinh kỳ”.Bài viết này, trên cơ sở phân tích tính năng động của dòng di dân nông thôn – đô thị, các quátrình đô thị hóa, sự đa dạng văn hóa và những khác biệt trong không gian sinh tồn của cư dân HàNội, đã đi đến nhận xét rằng không có một bản sắc Hà Nội với tư cách là một thực thể văn hóaxác định, bền vững và bất biến. Tính chất “tứ chiếng” và dòng chảy liên tục của các lớp cư dânkhác nhau, nơi hội tụ của tinh hoa và bình dân, nơi phô bầy sự tương phản giữa giàu sang và khốncùng là những đặc điểm dễ nhận thấy trong suốt trường kỳ lịch sử của thành phố thủ đô, nhưngcũng là đặc trưng phổ biến có thể quan sát được ở nhiều đô thị “kinh kỳ” trên thế giới. Khái niệmbản sắc văn hóa của một thành phố hay một quốc gia-dân tộc, thực ra chỉ là một cấu trúc có tínhnhân tạo (artificial construction), tùy thuộc vào thiên kiến chủ quan của nhà nghiên cứu và tácđộng của bối cảnh chính trị xã hội cụ thể. Nói cách khác, bản sắc văn hóa không phải là một thựcthể tồn tại khách quan mà nó là kết quả của tư duy, một khái niệm được tạo nên thông qua nhậnthức chủ quan của mỗi cá nhân hay cộng đồng. Ghi chú: Bài viết đã xuất bản. Trích dẫn nguồn xuất xứ của tài liệu như sau: Nguyễn Văn Chính, “Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội”. Bài viết in trong Khoa Lịch sử: Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006-2011), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 2011, tr. 163-192.1 Bài viết để thảo luận, xin không trích dẫn hay phân phát mà chưa có sự đồng ý của tác giả.1. Đặt vấn đềPhần lớn các nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Hà Nội cho đến nay thường bị ám ảnh bởiý nghĩ rằng thành phố này có một bản sắc văn hóa riêng với những “đặc trưng khác vớicác vùng miền khác”[2]. Dẫu thừa nhận rằng cái bản sắc riêng ấy rất khó nhận diện vàthấu hiểu, người ta vẫn mặc nhiên cho rằng bản sắc văn hóa Hà Nội là một thực thể hiểnnhiên không có gì phải bàn cãi, và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu chỉ là đi tìm cho ra cáibản sắc ấy. Nỗi ám ảnh của giả thuyết về một bản sắc văn hóa riêng của Hà Nội đã làmnảy sinh chủ nghĩa hoài cổ và biến các công trình khoa học thành những bản tụng ca, gáncho thành phố này những giá trị vượt thời gian và không gian, tạo ra một lớp sương mờảo như huyền thoại phủ lên trên thành phố ngàn năm tuổi nhưng vẫn đang không ngừngđổi thay này.Nhìn lại các công trình nghiên cứu đã có về Hà Nội, chúng ta có thể nhận thấy dù rấtnhiều về số lượng nhưng chúng đều dựa trên các cách tiếp cận theo hướng luận giải duytình [moral interpretation], nặng về khoa trương hoặc phảng phất cái hơi hướng củathuyết văn hóa trung tâm và ngoại vi mà các nhà nghiên cứu phương Tây đã dầy côngphát triển [3]. Tuy nhìn nhận Hà Nội như một trung tâm của hội tụ và lan tỏa văn hóanhưng rất hiếm khi các nhà nghiên cứu chỉ ra một cách rõ ràng họ đang nói về ThăngLong – Hà Nội với tư cách là một đô thị, một tỉnh (gồm cả khu vực nông thôn và đô thị),hay một vùng trong khi các thuật ngữ “người Hà Nội”, bản sắc Hà Nội”, “lối sống HàNội”, “ngôn ngữ Hà Nội”, v.v. thường được sử dụng như một khái niệm hiển nhiên để từđó, hàng loạt các giá trị được dán vào. Sự mơ hồ của khái niệm và sự thiếu vắng của mộtcơ cấu lý luận khi tiếp cận văn hóa và lối sống đô thị có lẽ là một trong những nguyênnhân chính của tình trạng không sản sinh ra được những nhận thức mới về bản chất vănhóa và những ngụ ý thực tiễn cho bảo tồn và phát triển văn hóa của Hà Nội bất chấp sốlượng nghiên cứu về nó đang ngày càng trở nên đồ sộ[4]. Gạt bỏ những khác biệt và đồngnhất hóa tính đa dạng để tìm một mẫu số chung có tên gọi bản sắc văn hóa Hà Nội làmcho việc nhận diện các chiều kích văn hóa của thành phố - thủ đô trở nên khiên cưỡng vàđầy cảm tính. Thêm vào đấy, việc lý tưởng hóa các giá trị văn hóa của thành phố lại đangtạo ra sức ép vô hình lên các nhà quản lý mà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: