Danh mục

Cấu trúc vốn mục tiêu và tốc độ điều chỉnh: Nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp ngành Vật liệu xây dựng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.31 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính quý 1 năm 2007 đến quý 1 năm 2014 của 51 doanh nghiệp (DN) ngành vật liệu xây dựng (VLXD) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, để ứng dụng mô hình điều chỉnh xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc vốn mục tiêu và tốc độ điều chỉnh: Nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp ngành Vật liệu xây dựng HỘI THẢO 'NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG' CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU VÀ TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ths. Trịnh Thị Trinh, ThS. Lê Phương Dung, ThS. Nguyễn Quang Minh Nhi Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính quý 1 năm 2007 đến quý 1 năm 2014 của 51 doanh nghiệp (DN) ngành vật liệu xây dựng (VLXD) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, để ứng dụng mô hình điều chỉnh xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Mô hình động với cách tiếp cận theo phương pháp mô mem tổng quát (GMM) và mô hình điều chỉnh sai số ECM. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nhân tố tỷ lệ nợ kỳ trước, cơ cấu tài sản và khả năng sinh lợi ảnh hưởng đến cấu trúc vốn mục tiêu. Việc ứng dụng mô hình điều chỉnh mục tiêu cho thấy, các doanh nghiệp tỏ ra nhạy cảm khi đòn bẩy thực tế thấp hơn so với đòn bẩy mục tiêu. Mức lệch đòn bẩy mục tiêu lớn hơn mức trung bình thì các doanh nghiệp ngành tỏ ra nhạy cảm, và nhanh chóng điều chỉnh đon bẩy mục tiêu về mức cân bằng. Mức độ điều chỉnh nhanh của trở về đòn bẩy mục tiêu của các doanh nghiệp trong dài hạn là 81%. Mức độ điều chỉnh trở về đòn bầy mục tiêu trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Zurigat tại thị trường Jordan 2009. Từ khóa: Cấu trúc vốn mục tiêu, ngành vật liệu xây dựng, GMM. 1. Giới thiệu Việc nghiên cứu cấu trúc vốn là một trong những vấn đề rất quan trong của doanh nghiệp, vì cấu trúc vốn sẽ ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp trong tương lai. Rất nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm cố gắng giải thích làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định được cấu trúc vốn mục tiêu nhằm gia tăng giá trị thị trưởng của cổ phiếu, gia tăng tài sản cho các cổ đông. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy có ý kiến trái ngược nhau. Các nghiên cứu trên thế giới mới đây đã xác định được mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng nhằm xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, đây thật sự là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới và đang thu hút sự chú ý của giới hàn lâm cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả nhận thấy rằng vấn đề xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp ở Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cả về phương pháp luận và ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam. Ngoài việc cho thấy những nhân tố ảnh hưởng hiện tại trong năm nay, mô hình này còn cho thấy ảnh hưởng tỷ lệ nợ năm trước như thế nào để biết được tỷ lệ điều chỉnh mục tiêu của các DN có linh động nhanh chóng đáp ứng với sự thay đổi nền kinh tế. Theo đó, nghiên cứu này tiếp tục phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của 51 DN ngành VLXD niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp 2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Từ năm 1958, Modiglani và Miller được xem là những người khởi xướng cho một cuộc cách mạng thực sự trong nhận thức về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Tuy vậy, kết luận ban đầu của hai ông về việc cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp đã gây ra nhiều tranh cãi. Những lý thuyết ra đời sau đó với sự xuất hiện của các yếu tố không hoàn hảo của thị trường như chi phí phá sản (Stiglitz 1969), thuế thu nhập doanh nghiệp (Miller 1977), chi phí đại diện (Jensen and Meckling 1976; Smith and Jensen 1985) hay vấn đề thông tin bất đối xứng (Myers 1984) đều ám chỉ về một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp. 423 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp điều chỉnh hướng tới một cơ cấu vốn mục tiêu nhất định. Với số liệu từ thị trường Hoa Kỳ, Jalilvand and Harris (1984) đã tìm thấy hệ số điều chỉnh là 55,7% của các công ty ở nước này cho thấy sự điều chỉnh về lại hệ số nợ mục tiêu là khá nhanh một khi hệ số nợ đi chệch cơ cấu vốn mục tiêu. Nghiên cứu này cũng cho thấy bên cạnh các chi phí và lợi ích cần cân nhắc khi điều chỉnh trở lại cơ cấu vốn mục tiêu thì quy mô doanh nghiệp, lãi suất và giá cổ phiếu cũng tác động lớn đến tốc độ điều chỉnh hướng đến hệ số nợ mục tiêu. Bên cạnh đó, Flannery và Rangan (2006) cũng cung cấp những bằng chứng cho thấy các công ty của Mỹ thực sự có cấu trúc vốn mục tiêu dài hạn và điều chỉnh hệ số nợ hiện tại khá nhanh để trở về hệ số nợ mục tiêu này. Nghiên cứu của hai ông tìm thấy rằng hệ số điều chỉnh là 34,2%. Một số các nghiên cứu ở Anh cũng cho thấy kết quả tương tự như nghiên cứu của Marsh (1982). Bài báo này đề xuất rằng các công ty Anh có cơ cấu vốn mục tiêu cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Marsh (1982) cho rằng các công ty này sẽ suy trì hệ số nợ mục tiêu dài hạn mặc dù chúng bị lệch so với mục tiêu trong ngắn hạn bởi các điều kiện của thị trường vốn. Nghiên cứu khác của Banerjee và các cộng sự (2000) cũng tiến hành trên các công ty ở Anh kết luận rằng quá trình điều chỉnh hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu nhanh ở các doanh nghiệp này là chậm hơn so với các công ty ở Mỹ bởi chi phí điều chỉnh là lớn hơn. Ngược lại, cũng sử dụng dữ liệu của thị trường Anh nhưng Ozkan (2001) lại cho rằng các doanh nghiệp ở Anh có cơ cấu vốn mục tiêu dài hạn và tốc độ điều chỉnh lại khá nhanh. Ông cho rằng hệ số điều chỉnh là 44,3%/năm và cao hơn hệ số được tìm thấy trong nghiên cứu của Banerjee và các cộng sự (2000). Ngoài ra, ở thị trường Tây Ban Nha, nghiên cứu của Miguel và Pindado ( ...

Tài liệu được xem nhiều: