Danh mục

Cây Bán biên liên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.97 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bán biên liên có nghĩa là nửa hoa Sen vì hoa của nó trông tựa nửa hoa Sen. Tên La tinh Lobelia chinensis (phiên âm là cây Lỗ bình tàu), thuộc họ Campanulaceae (hoa chuông). Là loại cỏ bò, thấp, sống 1 năm, thân nhẵn, 3 cạnh, mọc thẳng (dài 10 - 20 cm) hoặc nằm trườn và ra rễ ở đốt. Lá hình trứng, mọc so le, các lá ở gốc hình trái xoan, các lá phía trên thon, dài 1 - 2 cm, rộng 3 - 7 mm, phần trên của mép lá có răng cưa. Hoa mọc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây Bán biên liên Cây Bán biên liên Bán biên liên có nghĩa là nửa hoa Sen vì hoa của nó trông tựa nửa hoaSen. Tên La tinh Lobelia chinensis (phiên âm là cây Lỗ bình tàu), thuộc họCampanulaceae (hoa chuông). Là loại cỏ bò, thấp, sống 1 năm, thân nhẵn, 3cạnh, mọc thẳng (dài 10 - 20 cm) hoặc nằm trườn và ra rễ ở đốt. Lá hìnhtrứng, mọc so le, các lá ở gốc hình trái xoan, các lá phía trên thon, dài 1 - 2cm, rộng 3 - 7 mm, phần trên của mép lá có răng cưa. Hoa mọc riêng lẻ ởnách lá, dài 5 - 15 mm, cánh hoa màu hồng, xanh lơ và trắng. Các cánh hoanghiêng về một phía (bán biên liên). Đây là đặc điểm dễ nhận ra cây này. Ở nước ta, cây mọc trong ruộng, nơi ẩm thấp. Có ở nhiều nơi trên miền Bắcvà miền Trung. Cây được trồng làm kiểng, làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô. Tính vị: vị cay nhẹ, tính mát. Tác dụng: lương huyết, thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, lợi niệu. Liều dùng: 10 - 20 g khô; 20 - 30 g tươi. Chủ trị: xơ gan, viêm thận mãn, sốt rét, huyết áp cao, suyễn. Đương quy 10 g, Bán biên liên 10 g, cây Chó đẻ 30 g, trái Dứa gai 50 g, cỏRâu mèo 30 g. Nấu sắc uống ngày một thang, dùng 3 - 4 tuần. Các chứng viêm do cầu trùng Tam hoàng bán biên liên thang gồm: Hoàng cầm 10 g, Hoàng liên 10 g,Điền cơ hoàng (cây nọc sởi), Bán biên liên, Kim ngân hoa, Dã cúc hoa mỗi thứ 20g. Nấu uống ngày một thang, dùng 5 - 7 ngày. Hen suyễn Bán biên liên 10 g, Cát cánh 20 g, Tang bạch bì 30 g, Nhục quế 10 g, Mạchmôn 20 g. Nấu uống ngày một thang, dùng mỗi đợt 5 - 7 ngày. Dị ứng cây sơn Bán biên liên 20 g, nấu uống ngày một thang, dùng 3 - 5 ngày. Có thể kết hợp các vị: Bán biên liên 20 g, Kim ngân hoa 10 g, lá Đơn đỏ 20g, cành cây Khế 30 g. Nấu uống. Ho gà Bán biên liên 10 g, Mạch môn 10 g, Tang bạch bì 20 g, bông Nở ngày (cúcBách nhật) 20 g. Nấu uống ngày một thang, dùng 3 - 5 ngày. Nhiều người dùng Bán biên liên trong bệnh xơ gan và viêm thận mãnnhưng thường bốc thuốc ước lượng xem như cây thuốc không có độc. Thực tế,Bán biên liên có chứa lobelin, nên có thể gây tác dụng phụ như kích thích hô hấp,tăng rồi hạ huyết áp, co lách, co giật… nên phải giữ đúng liều lượng, trẻ em phảigiảm liều tùy theo tuổi và cân nặng. Nếu vừa thấy có tác dụng phụ như vậy thì chorửa dạ dày bằng giấm loãng, hoặc cho uống giấm loãng kèm theo gây nôn, khôngnên chờ lúc quá nặng. BS. HUỲNH NGỌC TỰNG Cà vú Thứ bảy, 19/06/2010, 06:28 GMT+7 Trái Cà vú HỎI: Trái cây đính kèm là trái của cây gì mà người bán gọi là trái Đàotiên? Dùng để làm gì, có ăn được không? Hồ Đặng H. (Q.11, TP.HCM) ĐÁP: Đây là trái Cà vú chứ không phải là Đào tiên. Người bán hoathường dùng các tên hấp dẫn để đặt tên cho cây cảnh để dễ bán nhưng trongtrường hợp này thì không nên vì cây có độc và Đào tiên là một cây khác. Cà vú (Solanum mammosum L.), thuộc họ Cà (Solanaceae). Thân thảo,cứng, cao 1,5 m, có nhiều lông dày và gai nhọn. Lá có phiến to, cũng có lông vànhiều gai nhọn. Tán hoa ở nách lá, mang 1 - 6 hoa trắng, hay xanh tím, với nhụyvàng. Trái hình con vụ, láng mang nhiều núm vú ở đáy, khi chín có màu vàngláng. Cà vú gốc ở Trung Mỹ, được trồng làm cảnh vì trái có dáng đẹp. Trái Cà vúcó chứa các chất solanin, solasonin với nồng độ cao nên độc không ăn được vàcũng không thấy làm thuốc mà dùng để diệt côn trùng. Ở Trung Mỹ người ta dùnglá làm trà trị cảm. Trong nhiều năm qua, các nhà vườn thường trồng Cà vú để lấytrái kết thành hình thú hay vật cảnh trong dịp tết cổ truyền. DS. PHAN BẢO AN

Tài liệu được xem nhiều: