Danh mục

Cây Bàng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.83 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây Bàng, còn có tên là Bàng biển (Sea Almond), Quang lang, tên khoa học Terminalia catappa L., thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Đại mộc cao 7 - 10 m, không lông, nhánh mọc ngang thành nhiều tầng. Lá có phiến to, xoan ngược, dài đến 30 cm, cuống ngắn, tập trung ở cuối cành nhánh. Ở miền Bắc, Bàng rụng lá hàng loạt vào mùa đông; ở các tỉnh phía nam cây thường xanh. Gié hoa ở nách lá, hoa nhỏ trăng trắng, thường lép thành hoa đực, cánh hoa thưa, tiểu nhụy 10; ở hoa cái, noãn sào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây Bàng Cây Bàng Cây Bàng, còn có tên là Bàng biển (Sea Almond), Quang lang, tên khoahọc Terminalia catappa L., thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Đại mộc cao 7 - 10 m, không lông, nhánh mọc ngang thành nhiều tầng. Lácó phiến to, xoan ngược, dài đến 30 cm, cuống ngắn, tập trung ở cuối cành nhánh.Ở miền Bắc, Bàng rụng lá hàng loạt vào mùa đông; ở các tỉnh phía nam câythường xanh. Gié hoa ở nách lá, hoa nhỏ trăng trắng, thường lép thành hoa đực,cánh hoa thưa, tiểu nhụy 10; ở hoa cái, noãn sào hạ. Trái có nhân cứng, chín cómàu vàng, xoan dẹp, dài 6 - 8 cm, nạc chua chua, chứa 1 hột, có dầu, nhân hột ănđược, rang ăn như Đậu phộng, rất bổ dưỡng (100 g nhân hột Bàng chứa 22,5 gchất đạm; 54,7 g chất béo; 13 g bột đường; 3,4 g chất khoáng, trong đó 795 mgphosphor; 601 mg kali; 30 mg calci; 600 mg magnesium; 3,7 mg sắt; 0,31 mg B1;0,08 mg B2 và 0,58 mg PP). Bàng được trồng hoặc mọc hoang ở vùng duyên hải khắp nước ta, đồngbằng cũng được trồng nhiều vì tàn cây cho bóng mát. Ra hoa kết trái quanh năm.Cây to và tàn lá sum suê nên được trồng lấy bóng mát ở trường học, công sở… Bộ phận dùng là lá, vỏ cây, nhân của hạt. Các bộ phận đều có chứa nhiềuchất chát (tanin). Lá dùng nhuộm vàng khi thêm muối sắt vào. Lá và vỏ thân dùng nhuộm vảiđể cho màu đen (tẩm bùn) hoặc màu rêu. Vỏ trái và vỏ cây dùng thuộc da. Lá đắp trị bệnh da, tê thấp, trị loét; vỏ trị tiêu chảy, kiết, lợi tiểu, trợ tim ởẤn; trái ăn sau sinh cho chắc lưng (Jain & al., Ghazenfar). Lá tươi nấu uống thay trà, dùng trong bệnh tê thấp, cảm sốt, giải khát, làmra mồ hôi. Lá tươi xào nóng, bó vào nơi đau nhức. Búp non phơi khô, tán bột rắctrị ghẻ, sắc đặc ngậm giúp giảm nhức răng. Vỏ thân nấu sắc lấy nước uống làmgiảm tiêu lỏng, rửa nơi da bị lở loét. Liều dùng nấu uống: vỏ 15 - 20 g, lá 30 - 50 g. Giới thiệu 2 mẩu chuyện dùng lá Bàng: * Có một cụ bà khoảng 60 tuổi, sống độc thân trong ngõ phố Khâm Thiênbị bom Mỹ giết trong đợt ném bom rải thảm. Khi kiểm kê tài sản, trong túp lều ọpẹp, công an thấy một món tiền khá lớn (1.200 đồng lúc đó). Hàng ngày, bà ngồibán nước trà (chè) xanh ở đầu ngõ, múc từ nồi nước được ủ nóng. Sáng sớm, côngnhân viên chức đi làm, ghé uống bát nước chè nóng 2 xu, ăn củ khoai lang hoặc củsắn (khoai mì) 2 xu thế là đủ. Mùa đông, uống nước “chè nóng” thì ấm bụng, mùa hè uống bát nước “chènóng” thì đỡ khát. “Năng nhặt chặt bị”, bà cóp nhặt từng xu để có số tiền lớn đảmbảo cho tuổi già. Thời ấy tôi hay ghé đây nghỉ chân, uống nước. Nhờ đó mới thấy một lần bàmúc nước “chè xanh” lại có một lá Bàng non trên gáo. Lân la hỏi chuyện mới biết,nồi nước chủ yếu nấu bằng lá Bàng tươi. Nấu xong vớt ra hết mới cho một nắm láchè tươi vào. Vậy lá chè có mặt để “làm hiệu” chứ không phải để làm vị. * Lần khác, từ đơn vị, tôi đi bộ đến ga Bỉm Sơn (Thanh Hóa) để đón tàu điHà Nội. Trong sân ga có một người bán nước “chè xanh”. Khi tàu đậu lại, 5 - 6người của gia đình này, mỗi người xách một ấm nước “chè xanh” nóng đi dọc bêntàu để bán. Tôi tò mò đến góc sân ga, thấy một đống lá Bàng, lớp đã khô, lớp còn ướt.Vậy người này cũng bán nước chè lá Bàng có hiệu là “chè xanh”. Ngẫm lại các bậc danh y đã nói rất đúng: “Thuốc hay nhờ dùng đúng chỗ”.Lá Bàng có tác dụng giải nhiệt. Người đi tàu, cần đến nước uống giải khát. Cầm biđông nước nóng bỏng thì ai cũng yên tâm. Vậy cây Bàng cũng không đến mức phải mang tiếng là cây “vô tích sự”. Một bí quyết mà bà lão tiết lộ là: nấu xong nồi “nước chè”, chỉ cần rót vàođấy một gáo nước lạnh (khoảng 300 ml) rồi ủ nóng thì suốt cả ngày nồi “nướcchè” vẫn xanh, không bị chuyển sang màu đỏ bầm. BS. HUỲNH NGỌC TỰNG - DS. PHAN BẢO AN ...

Tài liệu được xem nhiều: