Danh mục

Cây chó đẻ (trân châu thảo)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây chó đẻ (trân châu thảo)Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., được biết qua nhiều tên khác do thổ ngữ địa phương như vùng cao nguyên Tây Bắc gọi là trân châu thảo (cỏ hạt châu), vùng hạ ĐBSCL (Cà Mau, Kiên Giang) gọi là me đất đắng, miệt thứ Hậu Giang, Sóc Trăng gọi là chó đẻ răng cưa. Còn dân ở miền Đông Nam bộ và các nhà chế biến Nam dược gọi là diệp hạ châu vì dưới kẽ lá có trái tròn, bóng láng xâu thành chuỗi cho trẻ chơi bán hàng. Tuy nhiên, theo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây chó đẻ (trân châu thảo) Cây chó đẻ (trân châu thảo) Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., được biết qua nhiều tên khác do thổngữ địa phương như vùng cao nguyên Tây Bắc gọi là trân châu thảo (cỏ hạt châu),vùng hạ ĐBSCL (Cà Mau, Kiên Giang) gọi là me đất đắng, miệt thứ Hậu Giang, SócTrăng gọi là chó đẻ răng cưa. Còn dân ở miền Đông Nam bộ và các nhà chế biến Nam dược gọi là diệp hạchâu vì dưới kẽ lá có trái tròn, bóng láng xâu thành chuỗi cho trẻ chơi bán hàng. Tuynhiên, theo y sư Tuệ Tĩnh trong “Đông dược thần thảo tòng thư” có tên là “chó đẻ” vìở các vùng nông thôn, chó cái sau khi đẻ con xong thường ra vườn tìm cây diệp hạchâu nhai nuốt liên tục 2, 3 ngày, vừa để cầm máu, vừa để bảo vệ sinh mạng, một bảnnăng tự vệ do tạo hóa ban cho loài vật. Hẳn nhiên, cây chó đẻ phải là thảo dược hữuích. Cây chó đẻ vị đắng, hàn tính, bổ âm. Ngoài giá trị chữa sốt rét ác tính còn làloại thảo dược hiệu quả trị các chứng bệnh: viêm gan siêu vi B, giải độc rượu, dạ dày,máu bị nhiễm độc… Cây chó đẻ phơi khô, sao khử thổ còn giúp người bị sỏi thận, tiểurát, tiểu són, niệu đạo không thông khỏi bệnh sau 2-4 tuần sử dụng. Sau đây là một số phương thuốc từ cây chó đẻ kết hợp với một số thảo dượcĐông y khác: - Sốt rét mạn biến chứng suy gan: 50gr cây chó đẻ, 50gr cam thảo đất, sao khửthổ, sắc trong 3 chén nước còn 8 phân, chia làm 2 phần, uống sau bữa ăn trưa và chiều.Liên tục 4-8 tuần sẽ dứt. - Cao tuổi thận suy, tiểu mỗi đêm 5-7 lần, tiểu gắt, đau niệu đạo: Mỗi ngày100gr cây chó đẻ tươi (nếu khô và đã sao khử thổ thì dùng 20-50gr), sắc trong 2 lítnước (1 lít nếu cây khô). Uống khi khát. Sau khi xét nghiệm bilirubin và urobilin, kếtquả đã giảm. - Viêm gan siêu vi B cấp: Đối với người bệnh nhẹ dùng 150gr, bệnh nặng 250-300gr cây tươi cộng thêm 12gr nhân trần, 20gr huỳnh bá (mua ở hiệu bào chế Đông ydược), sắc chung trong 2 lít nước còn 800ml. Uống 3 lần/ngày, liên tục 30 ngày vừagiải độc gan (xơ gan), vừa giúp lọc máu, bổ can, tỳ. - Phụ nữ sau khi sinh con 3 ngày: dùng 20gr cây chó đẻ khô (đã sao khử thổ),15gr cam thảo đất, 5 lát gừng già (5gr) và 15gr thịt trái gấc, sắc chung trong 2 lít nướccòn 800ml. Uống liên tục 10 ngày, da sẽ hồng thắm, tiêu hóa dễ, ăn ngủ ngon. Cây chó đẻ rất dễ tìm, dễ trồng ở vùng đất hơi ẩm, không sợ mưa, trũng thấpnên mọc tươi tốt quanh năm. Có 2 loại cây: cây chó đẻ răng cưa và cây chó đẻ lá trơnnhẵn, lớn hơn cây chó đẻ thường (Phyllanthus matsamureae). Cả 2 đều là cây thuốcquý. Do vị đắng nên khi cho trẻ uống có thể thêm đường phèn hoặc đường cát để trịcác chứng bệnh về gan và sốt xuất huyết, sốt ác tính (tùy theo độ tuổi mà đo lường sốlượng - trong khoảng từ 5-10gr). Côn trùng làm thuốc trị yếu sinh lý Một số côn trùng như: ngài tằm đực, ấu trùng của bọ hung, cà cuống... cóthể được chế biến thành những vị thuốc hỗ trợ điều trị chứng trên bảo dướikhông nghe ở cánh mày râu. Sau đây là một vài gợi ý cho phái mày râu: Ngài tằm đực Ngài tằm đực có vị mặn, bùi, béo, mùi thơm, tính ấm, tác dụng bổ thận, trángdương, cường tinh rất tốt. Lấy cả con, vặt cánh, bỏ đầu và chân, sau đó phơi hoặc sấykhô. Dược liệu ngài tằm đực có thể được dùng theo những cách sau: Cho 5-7 con ngài tầm đực, để tươi đã chế biến, nấu với gạo nếp thành cháo, ănlàm một lần trong ngày. Hoặc ngài tằm đực (liều lượng như trên) sao vàng giòn, tánnhỏ, say bột mịn cùng với tôm he bóc vỏ 20 gam, giã nhuyễn, trộn đều với hai quảtrứng gà. Sau đó đem tán hoặc hấp chín, ăn trong ngày. Loại côn trùng này còn có thể dùng làm rượu ngâm. Ngài tằm đực 100 gam,dâm dương hoắc 60 gam, kim anh 50 gam, ba kích 50 gam, thục địa 40 gam, sơn thù30 gam, ngưu tất 30 gam, kỷ tử 20 gam, lá hẹ 20 gam, đường kính 40 gam. Tất cả tháinhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 35 - 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗilần 30ml, trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể lấy 3-5 con ngài tằm đực, sấy khô, tán bột mịn, luyện với mậtong làm viên bằng hạt đỗ xanh, uống làm hai lần trong ngày, dùng 10 - 30 ngày. Cà cuống Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu. Cà cuống saukhi vặt bỏ cánh có thể dùng tươi sống. Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàmlượng khá cao, lipid và các vitamin. Dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc,có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa. Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặcrán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Có thể để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồibăm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng búnthang. Còn tinh dầu là một chất lỏng trong, mùi thơm mạnh có trong hai túi nhỏ và dàiở dưới ngực cà cuống đực. Bạn có thể lấy bằng cách sau: dùng đầu nhọn của que trehay mũi dao rạ ...

Tài liệu được xem nhiều: