Cây Diesel tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao
Số trang: 2
Loại file: doc
Dung lượng: 61.50 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tại hội thảo công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai vừa qua, TS. Lê Võ Định Tường thuộc Phân viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên Tp. Hồ Chí Minh đã đề cập về một loại cây rất có triển vọng phát triển ở Đồng Nai, đó là cây dầu mè (Jatropha curcas L.) hay còn gọi là cây diesel- một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và đã được trồng và xâm nhập đến miền nhiệt đới và cận nhiệt đới Á - Phi.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây "Diesel" tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao Cây Diesel tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao Tại hội thảo công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai vừa qua, TS. Lê Võ Định Tường thuộc Phân viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên Tp. Hồ Chí Minh đã đề cập về một loại cây rất có triển vọng phát triển ở Đồng Nai, đó là cây dầu mè (Jatropha curcas L.) hay còn gọi là cây diesel- một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và đã được trồng và xâm nhập đến miền nhiệt đới và cận nhiệt đới Á - Phi. Cây dầu mè đang được thế giới quan tâm để sản xuất diesel sinh học và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cây này cũng đã có mặt ở Việt Nam từ trước thế kỷ XIV, nhưng người dân chỉ mới dùng làm hàng rào và làm thuốc trong y học cổ truyền. Cây này có thể trồng ở cả vùng khô hạn lẫn vùng mưa ẩm và trên cả độ cao 1400 m trên mực nước biển. Một số giống có năng xuất cao, giống chống chịu sương muối, giống không độc và giống không có thể tự phát tán đã được tuyển chọn. Theo TS Tường, các nhà khoa học và các nhà kinh tế trên thế giới đánh giá cây dầu mè đang tạo ra một cuộc cách mạng xanh mới ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới như nước ta. Nó cũng là một trong những cây tạo nên một nền nông nghiệp mới: nông nghiệp năng lượng (ngành nông nghiệp sản xuất ra năng lượng như dầu diesel sinh học...) Theo các công trình nhiên cứu của nước ngoài, cây dầu mè cao 1-5m (tự nhiên có thể cao 8-10m), thân mọng nước rất khó cháy nên không gây cháy rừng, mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa. Trâu, bò, gia súc, chuột sợ mùi cây nên ít bị chúng phá. Cây dầu mè ít bị sâu bệnh, chịu hạn (nếu hạn hán 8, 9 tháng nó vẫn không bị chết), thích hợp với đất cát nhưng cũng có thể mọc ở nhiều loại đất khác, kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn. Có thể trồng bằng hạt hay bằng thân cây. Hiện nay, trồng cây này dùng rất ít phân bón. Cây lớn nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, đến 5 năm cho năng xuất cao và sống tới 50-60 năm. Cây có thể cho qủa quanh năm nếu được tưới nên dễ rải vụ. Do đó cây trồng này ít phải đầu tư và giảm may rủi. Năng suất quả phụ thuộc vào canh tác, nhưng trung bình có thể đạt 3-12 tấn hạt /hécta (giống siêu năng suất có thể đạt 32 tấn /hécta); với tỷ lệ dầu 31-37% ép cho 1-3 tấn diesel sinh học/ hécta. Dầu ép từ cây không cần chế biến phức tạp, có thể dùng thẳng cho các động cơ diesel, mà không cần có thay đổi gì về máy móc; hơn nữa nó còn giúp làm tăng tuổi thọ của động cơ. Cũng có thể pha chung với diesel từ dầu mỏ với các tỷ lệ tự do (hiện nay, các nước thường pha từ 0,5 đến 20%) làm tăng hiệu suất và giảm tác hại của diesel dầu mỏ. Diesel sinh học từ cây dầu mè có đặc tính có ôxy trong phân tử và không có sunphua nên được đốt cháy hết, giảm thiểu 40- 80% khí gây hiệu ứng nhà kính và 100% khí gây ung thư. Hơn nữa, trồng cây còn giúp cố định trung bình 10 tấn CO2/hécta/năm, có thể bán theo công ước quốc tế về giảm thiểu khí thải. Ngoài diesel sinh học, trồng cây dầu mè còn có thể cho ta nhiều sản phẩm và lợi ích khác như: Dầu diesel sinh học: 1.000-3.000 lít/hecta; khô dầu chất đạm nhiều (38% protein, có tài liệu 60% protein thô) có thể làm phân hữu cơ (NPK = 2,7 : 1,2:1), thức ăn gia súc, tôm, cá: từ 1-9 tấn/hécta; sinh khối vỏ quả, thân, lá có thể sản xuất bioga, phân hữu cơ. Dầu có thể sản xuất dầu nhớt cao cấp, xà phòng, thắp sáng, nấu nướng, vecni dầu bóng. Từ lá, vỏ, thân, rễ, dầu có thể sản xuất nhiều hóa chất màu, glycerin, hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật siêu mạnh, thuốc chữa bệnh (theo y học cổ truyền: nhuận tràng, sổ tẩy, cầm máu (nhựa); trĩ, phù, rắn cắn (rễ); thuốc sốt rét (lá); nghiên cứu ở Nhật phát hiện có chất chống ung thư), chữa bệnh bạch cầu, tanin thuộc da; thuốc trừ sâu, ốc bươu vàng, diệt cá tạp, xua đuổi chuột. Ngọn non có thể làm rau xanh. Lá có thể nuôi một loại tằm cho tơ (tassar silk worm). Cây có thể thả nuôi cánh kiến. Có thể tăng sản phẩm nhờ trồng xen với các cây khác như gừng, nghệ, keo, bạch đàn... TS Lê Võ Định Tường cho rằng cây này có thể trồng tại Đồng Nai trên diện tích rộng, kể cả các loại đất xấu, đất dốc, đất khô hạn còn hoang hóa; một số diện tích trồng các cây khác không hiệu quả. Cây có thể trồng vừa che bóng, vừa chống cỏ dại, giảm sâu bệnh vừa cho sản phẩm trên các diện tích trồng cà phê, ca cao. Cây là chỗ dựa và giảm sâu bệnh cho cây tiêu, cây vanilla (trong cây có chất chống tuyến trùng gây bệnh). Cây này còn trồng làm bờ rào cho tất cả các loại đất chống gia súc phá hại, cản lửa, xua đuổi côn trùng truyền bệnh lại cho thu nhập không ít. Kinh nghiệm cho thấy nông dân có thể dùng lá cây khô của cây dầu mè hun khói diệt nhiều loại sâu bệnh trên cây ăn trái và cây trồng khác. Cây có thể trồng ven đường đi, bờ mương, bờ ao, bờ hồ... vừa cho sản phẩm, vừa chống sạt lở, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trồng cây này vừa làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, không thải ra khí ung thư, bệnh tật, quái thai, dị tật bẩm sinh, tận dụng tối đa diện tích đất đai, v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây "Diesel" tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao Cây Diesel tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao Tại hội thảo công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai vừa qua, TS. Lê Võ Định Tường thuộc Phân viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên Tp. Hồ Chí Minh đã đề cập về một loại cây rất có triển vọng phát triển ở Đồng Nai, đó là cây dầu mè (Jatropha curcas L.) hay còn gọi là cây diesel- một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và đã được trồng và xâm nhập đến miền nhiệt đới và cận nhiệt đới Á - Phi. Cây dầu mè đang được thế giới quan tâm để sản xuất diesel sinh học và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cây này cũng đã có mặt ở Việt Nam từ trước thế kỷ XIV, nhưng người dân chỉ mới dùng làm hàng rào và làm thuốc trong y học cổ truyền. Cây này có thể trồng ở cả vùng khô hạn lẫn vùng mưa ẩm và trên cả độ cao 1400 m trên mực nước biển. Một số giống có năng xuất cao, giống chống chịu sương muối, giống không độc và giống không có thể tự phát tán đã được tuyển chọn. Theo TS Tường, các nhà khoa học và các nhà kinh tế trên thế giới đánh giá cây dầu mè đang tạo ra một cuộc cách mạng xanh mới ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới như nước ta. Nó cũng là một trong những cây tạo nên một nền nông nghiệp mới: nông nghiệp năng lượng (ngành nông nghiệp sản xuất ra năng lượng như dầu diesel sinh học...) Theo các công trình nhiên cứu của nước ngoài, cây dầu mè cao 1-5m (tự nhiên có thể cao 8-10m), thân mọng nước rất khó cháy nên không gây cháy rừng, mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa. Trâu, bò, gia súc, chuột sợ mùi cây nên ít bị chúng phá. Cây dầu mè ít bị sâu bệnh, chịu hạn (nếu hạn hán 8, 9 tháng nó vẫn không bị chết), thích hợp với đất cát nhưng cũng có thể mọc ở nhiều loại đất khác, kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn. Có thể trồng bằng hạt hay bằng thân cây. Hiện nay, trồng cây này dùng rất ít phân bón. Cây lớn nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, đến 5 năm cho năng xuất cao và sống tới 50-60 năm. Cây có thể cho qủa quanh năm nếu được tưới nên dễ rải vụ. Do đó cây trồng này ít phải đầu tư và giảm may rủi. Năng suất quả phụ thuộc vào canh tác, nhưng trung bình có thể đạt 3-12 tấn hạt /hécta (giống siêu năng suất có thể đạt 32 tấn /hécta); với tỷ lệ dầu 31-37% ép cho 1-3 tấn diesel sinh học/ hécta. Dầu ép từ cây không cần chế biến phức tạp, có thể dùng thẳng cho các động cơ diesel, mà không cần có thay đổi gì về máy móc; hơn nữa nó còn giúp làm tăng tuổi thọ của động cơ. Cũng có thể pha chung với diesel từ dầu mỏ với các tỷ lệ tự do (hiện nay, các nước thường pha từ 0,5 đến 20%) làm tăng hiệu suất và giảm tác hại của diesel dầu mỏ. Diesel sinh học từ cây dầu mè có đặc tính có ôxy trong phân tử và không có sunphua nên được đốt cháy hết, giảm thiểu 40- 80% khí gây hiệu ứng nhà kính và 100% khí gây ung thư. Hơn nữa, trồng cây còn giúp cố định trung bình 10 tấn CO2/hécta/năm, có thể bán theo công ước quốc tế về giảm thiểu khí thải. Ngoài diesel sinh học, trồng cây dầu mè còn có thể cho ta nhiều sản phẩm và lợi ích khác như: Dầu diesel sinh học: 1.000-3.000 lít/hecta; khô dầu chất đạm nhiều (38% protein, có tài liệu 60% protein thô) có thể làm phân hữu cơ (NPK = 2,7 : 1,2:1), thức ăn gia súc, tôm, cá: từ 1-9 tấn/hécta; sinh khối vỏ quả, thân, lá có thể sản xuất bioga, phân hữu cơ. Dầu có thể sản xuất dầu nhớt cao cấp, xà phòng, thắp sáng, nấu nướng, vecni dầu bóng. Từ lá, vỏ, thân, rễ, dầu có thể sản xuất nhiều hóa chất màu, glycerin, hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật siêu mạnh, thuốc chữa bệnh (theo y học cổ truyền: nhuận tràng, sổ tẩy, cầm máu (nhựa); trĩ, phù, rắn cắn (rễ); thuốc sốt rét (lá); nghiên cứu ở Nhật phát hiện có chất chống ung thư), chữa bệnh bạch cầu, tanin thuộc da; thuốc trừ sâu, ốc bươu vàng, diệt cá tạp, xua đuổi chuột. Ngọn non có thể làm rau xanh. Lá có thể nuôi một loại tằm cho tơ (tassar silk worm). Cây có thể thả nuôi cánh kiến. Có thể tăng sản phẩm nhờ trồng xen với các cây khác như gừng, nghệ, keo, bạch đàn... TS Lê Võ Định Tường cho rằng cây này có thể trồng tại Đồng Nai trên diện tích rộng, kể cả các loại đất xấu, đất dốc, đất khô hạn còn hoang hóa; một số diện tích trồng các cây khác không hiệu quả. Cây có thể trồng vừa che bóng, vừa chống cỏ dại, giảm sâu bệnh vừa cho sản phẩm trên các diện tích trồng cà phê, ca cao. Cây là chỗ dựa và giảm sâu bệnh cho cây tiêu, cây vanilla (trong cây có chất chống tuyến trùng gây bệnh). Cây này còn trồng làm bờ rào cho tất cả các loại đất chống gia súc phá hại, cản lửa, xua đuổi côn trùng truyền bệnh lại cho thu nhập không ít. Kinh nghiệm cho thấy nông dân có thể dùng lá cây khô của cây dầu mè hun khói diệt nhiều loại sâu bệnh trên cây ăn trái và cây trồng khác. Cây có thể trồng ven đường đi, bờ mương, bờ ao, bờ hồ... vừa cho sản phẩm, vừa chống sạt lở, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trồng cây này vừa làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, không thải ra khí ung thư, bệnh tật, quái thai, dị tật bẩm sinh, tận dụng tối đa diện tích đất đai, v ...
Tài liệu liên quan:
-
30 trang 254 0 0
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 164 0 0 -
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 101 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 101 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
4 trang 87 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 51 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 45 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 41 0 0 -
MỘT SỐ CẦN LƯU Ý KHI TRỒNG NẤM RƠM
2 trang 40 0 0