Danh mục

CÂY SẦU RIÊNG ( Durio Zibethinus Murr.-Bombacaceae)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.66 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÂY SẦU RIÊNGDurio Zibethinus Murr.-Bombacaceae I. DINH DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG: Cơm trái sầu riêng chiếm 2035% trọng lượng trái, hột chiếm 515%, nó chiếm 55-56%. Cơm trái và hột chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin. Mùi thơm của sầu riêng do các thiols hoặc thioethers và sulfides. Trong 100g sầu riêng ăn được chứa 66,8g nước, 2,5g protein, 2,5g chất béo, 1,4g chất sợi, 0,8g tro, 28,3g carbohydrate, 0,9mg sắt, 601 mg Potassium, 0,27 mg thiamine, 1 mg muối natri, 0,29 mg riboflavin, 1,2 mg niacin, 20 mg calcium, 63 mg phosphorus,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÂY SẦU RIÊNG ( Durio Zibethinus Murr.-Bombacaceae) CÂY SẦU RIÊNG Durio Zibethinus Murr.-BombacaceaeI. DINH DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG: Cơm trái sầu riêng chiếm 20-35% trọng lượng trái, hột chiếm 5-15%, nó chiếm 55-56%. Cơm trái vàhột chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàucarbohydrate, protein, chất béo,khoáng và vitamin. Mùi thơm của sầuriêng do các thiols hoặc thioethers vàsulfides. Trong 100g sầu riêng ăn đượcchứa 66,8g nước, 2,5g protein, 2,5gchất béo, 1,4g chất sợi, 0,8g tro, 28,3gcarbohydrate, 0,9mg sắt, 601 mgPotassium, 0,27 mg thiamine, 1 mgmuối natri, 0,29 mg riboflavin, 1,2mg niacin, 20 mg calcium, 63 mg phosphorus, 57 mg Vitamin C, 10 IU vitamin A và520 KJ năng lượng.II. GIỐNG Hiện nay, Thái Lan và Mã Lai đã chọn được nhiều giống sầu riêng tốt. Cácgiống sầu riêng nổi tiếng của Thái Lan gồm có Mong Thong No 1, Khan Yao,Chanee, Kradum Thong, Luang và Kob. Các giống của Mã Lai là D2 (Dato Nina),D7, D10 (Durian Hijau) D24, D98 (Ka toi), D99, D114 và D117 (Gombak). Cácgiống của Indonesia gồm Sunan Sukun, Hepe, Mas, Sitokong và Petruk. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có trồng nhiều giống sầu riêng, trong đócó một số giống khá phổ biến hiện nay như : - Sầu riêng Khổ qua xanh: vỏ trái vẫn còn màu xanh khi chín, trái hơi dài, chóptrái nhọn, có khía rõ, gai nhỏ, cuống trái ngắn nhỏ. Cây sai trái, trái nhỏ nặng trungbình 2-3 kg. Cơm mỏng, phẩm chất khá. Trồng nhiều ở Tiền Giang. - Sầu riêng khổ qua vàng: trái có màu vàng nhạt khi còn non, khi chín vỏ trái cómàu vàng. Trọng lượng trái và phẩm chất tương tự giống khổ qua xanh. Ít được ưachuộng so với giống khổ qua xanh vì năng suất thấp hơn. - Sầu riêng khổ qua hột lép: trái màu xanh vàng nhạt, gai to, thưa, chóp tráiphẳng, cuống trái dài, to. Năng suất khá (100-200 trái/cây/năm). Trái nặng 1,5-3 kg,dầy cơm, phẩm chất ngon, tỷ lệ hột lép trong trái khá cao. Được biết nhiều ở TiềnGiang. - Sầu riêng Sữa hột lép: trái tròn, vỏ trái màu vàng nâu khi chín, cơm dầy màuvàng, hột lép nhiều, ít xơ, ngọt, béo, thơm. Năng suất trung bình. Trái nặng 2-3 kg, cóthể thu hoạch trước trên cây. Đây là giống nổi tiếng ở vùng Chợ Lách (Bến Tre). Ngoài ra, còn có một số ít giống phổ biến khác như: sầu riêng Bí Rợ, Vàm Xẻo,Sáp,... và một số giống sầu riêng nhập từ Thái Lan, Mã Lai đang được trồng thửnghiệm ở nhiều nơi. Về tiềm năng năng suất, trọng lượng trái thương phẩm thay đổi từ 1,5-4 kg, cábiệt cũng có trái nặng đến 8kg.III. KỸ THUẬT CANH TÁC 3.1. Nhân giống Sầu riêng có thể được nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành, tháp đọt vàchiết. Cây trồng bằng trái và năng suất không được ổn định, cây rất lâu cho trái (mấttừ 7-12 năm) và có chiều hướng phát triển khung tán rất to gây trở ngại cho việcchăm sóc. Do đó phương pháp nhân giống vô tính thường được áp dụng rộng rãi hơn.Hiện nay ở ĐBSCL sầu riêng thường được trồng bằng cây tháp và chiết. 3.1.1. Phương pháp tháp mắt Chuẩn bị gốc tháp Hột thường được chọn từ những trái chín đầy đủ. Sau khi chà sạch cơm, loại bỏnhững hột xấu lép rửa sạch, xử lý thuốc sát khuẩn trước khi đem ươm. Hột mất sứcnẩy mầm nhanh nên cần gieo ngay. Đem trải đều hột kề nhau trên đất ẩm, phía trênphủ tro trấu, tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Sau khi hột nẩy mầm (8-17 ngày) đem cấyvào liếp. Đất liếp cấy hột sầu riêng phải cuốc sâu 30 cm để rễ cái phát triển tốt. Cấy hộtvới khoảng cách 30 x 30 cm. Đặt phần tễ hột úp xuống dưới, 1/2 phần đáy hột hướnglên trên. Khi cấy hột xong tủ cỏ lại và tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Rải thuốc trị kiến,xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh thường xuyên và dùng phân N-P-K tưới để cây con pháttriển tốt. Có thể dùng Derosal, Carbendazim, Bavistime, Appencab để phòng trị chếtcây con. Cây con phát triển có 1-3 thân, chỉ cần giữ lại 1 thân chính khỏe mạnh. Nênche mát ánh sáng 50% để cây ít bị cháy lá và chậm tăng trưởng (do quang phân hóa). Có thể ươm hột trong bầu đất. Đặt hột ở 1/3 chiều cao bầu, thêm đất trộn trotrấu vào đầy dần bầu theo sự phát triển của rễ hột. Cây con sử dụng làm gốc tháp phải có tuổi thích hợp tùy theo phương pháptháp. Gốc khoảng 3-5 tháng tuổi được dùng làm gốc tháp cành, tháp đọt; gốc 1,5-3năm tuổi dùng tháp mắt. Lưu ý khi dùng gốc tháp non (tháp cành, tháp đọt) phải chănsóc thật kỹ khi đem trồng vì cây dễ bị chết do rễ phát triển kém. Mùa vụ tháp Đối với sầu riêng, tiến hành tháp vào khoảng tháng 6-9 dl hàng năm là tốt nhấtvì trong những tháng này có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nên tháp cây rất dễ dính.Sầu riêng cũng được tháp trong mùa nắng, có thể cắt ngọn gốc tháp trước, bứng vôbầu đem đặt vào chỗ thoáng mát để tiến hành tháp. Tỷ lệ tháp dính so với tháp trongmùa mưa kém hơn. Cách làm Có nhiều kiểu tháp, nhưng kiểu tháp theo chữ U xuôi là phổ biến nhất. Mởmiệng tháp trên gốc tháp cách mặt đất khoảng 25-30 cm, nhánh mũi dao làm trầyphần gỗ bên tr ...

Tài liệu được xem nhiều: