Cây sen có cành ở chùa Bối KhêBạn đã bao giờ nghe nói đến cây sen có cành? Hãy cùng Eva.vn đến thăm chùa Bối Khê để tìm hiểu sự thật về loài sen này nhé! Vào những ngày đầu hạ này, đến thăm ngôi chùa cổ ở làng Bối Khê - xã Tam Hưng - huyện Thanh Oai - Hà Nội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một loài hoa đặc biệt, màu trắng, tỏa hương thơm ngát và có hình dáng gần giống như bông hoa sen vẫn thường thấy trong các ao hồ. Người dân Bối Khê...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây sen có cành ở chùa Bối Khê Cây sen có cành ở chùa Bối KhêBạn đã bao giờ nghe nói đến cây sen có cành? Hãy cùng Eva.vn đến thăm chùa Bối Khê để tìmhiểu sự thật về loài sen này nhé!Vào những ngày đầu hạ này, đến thăm ngôi chùa cổ ở làng Bối Khê - xã Tam Hưng - huyệnThanh Oai - Hà Nội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một loài hoa đặc biệt, màu trắng, tỏahương thơm ngát và có hình dáng gần giống như bông hoa sen vẫn thường thấy trong các ao hồ.Người dân Bối Khê vẫn gọi loài hoa này là hoa sen đất.Ngôi chùa cổ kínhChùa Bối Khê, tên chữ là Đại Bi, ở làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đâylà một ngôi chùa cổ được khởi dựng từ thời Trần (thế kỷ thứ XIV), thờ Đức Thánh Bối NguyễnĐình An là người địa phương đã có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Chùa Bối Khêkhông những là di tích lịch sử quý về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp. Cổng chùa nhìn từ đường cái.Chùa được bố cục theo lối đặc biệt: Tiền đường, tả hữu hành lang và nhà Tam bảo dựng theokiểu chữ Quốc. Nhà Hậu đường được kết hợp với điện thờ Thánh làm thành chữ Công. Toàn bộkiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính. Cổng chùa nhìn từ phía trong.Từ đường cái nhìn vào, cách cổng chùa 50m về phía tay trái là lăng Quận công Lê Tiến Quý,người thôn Bối Khê (thời Lê Trung Hưng), phía tay phải là đền thờ Đức Ông. Trước cổng chùalà khoảng sân rộng, có cây đa, cây đề cổ thụ. Tam quan chùa.Cổng chùa có 5 cửa, 1 cửa chính và 4 cửa phụ. Qua cổng chùa là chiếc cầu nhỏ xây bằng gạch,vắt ngang hào nước hẹp thả bèo xanh mướt, dẫn tới Tam quan cao 2 tầng, 8 mái. Tầng trên treo 2quả chuông lớn, mỗi quả cao 1m, đường kính 20cm. Hai bên tam quan có trồng 2 cây đại lớn, trổhoa màu hồng rất đẹp. Qua khỏi tam quan là sân gạch rộng, có lư hương bằng đá ở giữa, xungquanh trồng cây đại, cây móng rồng và nhiều cây cảnh khác. 2 quả chuông đồng trên tầng 2 của tam quan.Kiến trúc chùa không được chạm khắc nhiều song đây là một ngôi chùa còn ghi lại những mô típkiến trúc gỗ có chạm khắc những họa tiết, những hình chim thuộc phong cách nghệ thuật thờicuối Trần (thế kỷ thứ XIV – XV). Nhà bia.Đáng chú ý nhất về kiến trúc là tòa Tam bảo thờ Phật, Pháp, Tăng gồm ba gian, được cấu tạotheo 4 hàng cột, mỗi hàng có 4 chiếc, riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái chia thành 7 gian. Hai vìkèo giữa còn mang phong cách nghệ thuật Trần đậm nét, các đầu bẩy đỡ mái ở phía bên ngoàiđược chạm khắc hình rồng, đầu bẩy góc bên trái phía ngoài chạm một chim thần Garuđa. TòaTam bảo nay tuy đã được sửa chữa nhiều lần nhưng về cơ bản, cấu trúc kiến trúc vẫn còn giữđược những nét độc đáo và cổ kính. Bên phải Tam bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích đứcThánh Bối. Điện thờ Thánh Bối.Sau Tam bảo là Hậu cung thờ Thánh, kiến trúc theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hệ thống đầuđệm có tính chất trang trí nhiều hơn là chú ý về độ bền chắc. Bên trong điện thờ thánh có nhữngmảng kiến trúc chạm khắc theo chủ đề tứ linh, tứ quý, vân hoa cùng các loại họa tiết hình học,đặc biệt là những đường gãy khúc.Chùa Bối Khê còn giữ lại được nhiều di vật quý: bệ t ượng bằng đá được chạm khắc hình rồng,chim thần, hoa lá… có niên đại Sương phù lục niên (1382). Trong chùa có nhiều tượng phật,trong đó đáng chú ý nhất là pho tượng quan âm 12 tay ngồi trên tòa sen đặt ở Tam bảo. Hai hànhlang chạy dọc, mỗi bên 9 gian, có 18 vị La Hán ngồi trên bệ đá, thể hiện đủ gương mặt tương tựcác vị La Hán chùa Tây Phương.Có hay không một loài sen trên cạn?Hiện ở chùa Bối Khê có 3 cây sen đất, 1 cây tổ cao chừng 5m, trồng cạnh Hậu cung thờ Thánhvà 2 cây con cao khoảng 2m được chiết từ cây tổ và trồng gần Tam quan. Cây sen đất thân mộc.Lá cây mặt trên xanh bóng, mặt dưới có lông mịn màu nâu nhạt. Hoa sen đất từ khi đơm nụ đếnkhi bung cánh đều có hình dáng rất giống với hoa sen nước. Mùa hoa sen khoảng từ tháng tư đếntháng sáu âm lịch, hoa nở 1-2 tuần mới tàn và có mùi thơm. Thời điểm này, cả 3 cây đều đangtrổ hoa. Đứng dưới gốc cây, có thể ngửi thấy mùi thơm rất dễ chịu. Tượng La Hán trong chùa.Không ai biết chính xác cây sen tổ được trồng từ khi nào. Theo lời người bảo vệ già trong chùathì khi ông sinh ra, trong khuôn viên chùa đã có sự hiện diện của loài sen kỳ lạ này. Nhữngngười già trong làng truyền lại rằng cây sen tổ có nguồn gốc từ nước ngoài, được những ngườidân trong vùng đi buôn bán ở nơi xa đưa về trồng trong chùa. Giếng chùa.Người dân Việt Nam đã quen thuộc với câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếcáo trên cành hoa sen”. Trong khi hầu hết mọi người cho rằng “cành hoa sen” đó chỉ là sản phẩmcủa sự tưởng tượng phong phú cho câu ca thêm phần lãng mạn, bởi hoa sen làm gì có cành; thìngười dân làng Bối Khê lại tin rằng cành hoa sen được nhắc tới trong câu ca dao chính là cànhcây sen đất trong khuôn viên chùa.Cây sen đất tổ trồng cạnh điện thờ thánh.Nụ và hoa trên cây sen con. Bông hoa trên cây sen tổ.Trên báo chí đã có ý kiến cho rằng cây sen đất thực ra không phải là cây hoa sen (lotus) mà làcây mộc lan (magnolia) thường gặp ở xứ lạnh, và cái tên sen đất chẳng qua là do người dân địaphương thấy bông hoa có hình dáng giống hoa sen nên gọi như vậy. Chưa có kết luận chính xácnhưng với người dân nơi đây, họ vẫn luôn tin đó là loài hoa được nhắc đến trong câu ca dao nổitiếng. Và khách thập phương đến thăm chùa Bối Khê vẫn biết đến loài hoa có màu trắng ngần vàmùi thơm tinh khiết này với cái tên là Hoa Sen Đất. ...