Danh mục

Cây thanh hao hoa vàng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh hao hoa vàng còn được gọi là: thanh cao hoa vàng, thanh hao, thanh cao, thảo cao, ngải si, ngải hôi, ngải đắng v.v... Tên khoa học: Artemisia annua L. Họ Cúc. Y học Trung Quốc đã biết dùng cây Thanh hao hoa vàng để trị sốt rét từ đời Hán. Trong tập đơn thuốc chữa 52 loại bệnh viết vào năm 168 trước Công nguyên đã ghi bài thuốc chữa sốt rét bằng Thanh hao (dùng một nắm to lá Thanh hao ngâm trong 1 bát nước rồi sắc lấy nước uống). Năm 1972 các nhà khoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thanh hao hoa vàng Cây thanh hao hoa vàng Thanh hao hoa vàng còn được gọi là: thanh cao hoa vàng, thanh hao,thanh cao, thảo cao, ngải si, ngải hôi, ngải đắng v.v... Tên khoa học:Artemisia annua L. Họ Cúc. Y học Trung Quốc đã biết dùng cây Thanh hao hoa vàng để trị sốt réttừ đời Hán. Trong tập đơn thuốc chữa 52 loại bệnh viết vào năm 168 trướcCông nguyên đã ghi bài thuốc chữa sốt rét bằng Thanh hao (d ùng một nắmto lá Thanh hao ngâm trong 1 bát nước rồi sắc lấy nước uống). Năm 1972 các nhà khoa học Trung Quốc đã chiết được Artemisinintrong cây Thanh hao hoa vàng và thử nghiệm dùng Artemisinin để chữa sốtrét cho 2.353 người đạt kết quả tốt. Ở Việt Nam từ thế kỷ XIV Tuệ Tĩnh và thế kỷ XVIII Hải Thượng LãnÔng đã dùng Thanh hao hoa vàng để chữa sốt rét. Năm 1989 Đinh Huỳnh Kiệt và cộng sự công bố kết quả phân tíchthành phần hóa học của Thanh hao hoa vàng mọc hoang và chiết suấtArtemisinin để chữa sốt rét cho bộ đội. Cũng từ năm 1989 một phong trào nghiên cứu trồng và chiết suấtArtemisinin từ Thanh hao hoa vàng bùng phát. Viện Dược liệu. Viện Khoa học Việt Nam. Viện Y học quân sự đềunghiên cứu phương pháp và máy móc chế tạo trong nước để chiết suấtArtemisinin từ Thanh hao hoa vàng. Bán tổng hợp Artesunat Artemether... Công ty Dược liệu TW I nghiên cứu nhân giống A. annua L và pháttriển trồng đại trà cây Thanh hao hoa vàng ở nhiều tỉnh miền Bắc từ CaoBằng đến Nghệ An và chiết suất Artemisinin ở quy mô công nghiệp, sảnxuất thuốc Artemisinin chống sốt rét cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đặc điểm thực vật Cây thuộc thảo, gốc hóa gỗ, sống lâu năm. Mọc hoang thường cao từ1,5-2m. Cây trồng được chăm bón tốt cao từ 3-4m. Toàn thân có mùi thơmnhẹ. Lá mọc cách, phiến lá xẻ lông chim 2 lần, thành những dải hẹp, có lôngmềm bao phủ. Lá già vàng rồi chết khô, không rụng vì cuống lá rất dai. Cụmhoa hợp thành 1 chùy kép. Mỗi cành nhỏ có 3-7 cụm hoa. Mỗi cụm hoa có25-35 hoa, trong đó có 20-25 hoa lưỡng tính ở giữa. Hoa cái có 5-8 hoa ởxung quanh. Kích thước hoa rất nhỏ, vỏ có rãnh dọc có các tuyến tinh dầu (1gam hạt khô có 20-22.000 hạt). Trong 15 loài thuộc chi Artemisia ở Việt Nam, có 4 loài rất giốngnhau về ngoại hình là: Artemisia apia ceae, A. capillaris, A. campetris và A.annua; trong đó chỉ có A. annua có Artemisinin. Bộ phận dùng-thu hoạch Bộ phận dùng: lá Thanh hao, thu hoạch vào thời kỳ bắt đầu có nụ làlúc hàm lượng Artemisinin cao nhất (1,6% trong lá khô). Trong khi nếu thulá trên cây còn xanh hàm lượng Artemisinin chỉ có 0,6%. Cây đã nở hoahàm lượng Artemisinin còn 1%. Sản lượng lá khô cao nhất là phương pháp thu hoạch lá nhiều lần. Bắtđầu từ lúc lá chuyển màu vàng là thu ngay lá vàng, đến khi ngọn chớm có nụlà cắt toàn bộ cây rồi tuốt lấy lá phơi, sấy khô.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: