Danh mục

Cây thuốc Đông y - ANH TÚC XÁC

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.61 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ANH TÚC XÁC (罂粟壳) Pericarpium PapaverisTên khoa học: Papaver somniferum L., họ Thuốc phiện (Papaveraceae)Tên khác: Cù túc xácBộ phận dùng: Vỏ quả khô đã trích nhựa của cây Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae).Mô tả: Anh túc xác là qủa (trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc Đông y - ANH TÚC XÁC Cây thuốc Đông y - ANH TÚC XÁC Anh Túc ANH TÚC XÁC (罂粟壳) Pericarpium PapaverisTên khoa học: Papaver somniferum L., họ Thuốc phiện (Papaveraceae)Tên khác: Cù túc xácBộ phận dùng: Vỏ quả khô đã trích nhựa của cây Thuốc phiện (Papaver họ Thuốc phiện (Papaveraceae).somniferum L.),Mô tả: Anh túc xác là qủa (trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hìnhcầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủaphình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏ hơi giống hìnhthận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xám đen. Khi hái để làmAnh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấynhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường.Phân bố: Cây này trước đây có trồng ở một số vùng núi cao nước ta, ngày naycấm trồng vì liên quan tới tệ nạn ma tuý.Thu hái: Chích nhựa ở vỏ quả chưa chín vào đầu mùa hạ, đem cô đặc. Còn vỏ quảđem phơi khô.Thành phần hoá học: Nhựa thuốc phiện, alcaloid (morphin, codein, papaverin...).Tác dụng dược lý:- Đối với hệ hô hấp: Morphin là một chất ức chế mạnh và cao đối với hệ hô hấp.Liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn là liều giảm đau. Cơ chế của hậu qủanày là do sự cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối với mức độ của CarbonDioxid. Dấu hiệu ức chế hô hấp bao gồm thở nhanh và thở dốc. Nếu dùng qúa liềuhô hấp có thể trở nên khó khăn và có thể ngưng hô hấp. Tác dụng của Codein đốivới hệ hô hấp yếu hơn là Morphin. Morphin cũng ức chế cơn ho với lều nhỏ hơnliều dùng để giảm đau. Codein có tác dụng long đờm yếu hơn nhưng thường đượcdùng nhiều hơn vì ít tác dụng phụ.- Đối với hệ tuầøn hoàn: Morphin gây ra gĩan mạch ngoại vi và giải phóngHistamin có thể dẫn đến huyết áp thấp. Vì thế phải dùng rất cẩn thận đối với bệnhnhân mệt lả do thiếu máu.- Đối với vết vị trường: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón do nó làm tăngtrương lực và giảm sự thúc đẩy co cơ trong thành ruột đồng thời làm giảm dịchnội tiết tiêu hóa. Ngoài ra, nó gia tăng s ứs ép trong ống mật. Những hậu qủa nàygây ra ói mửa, bụng đau cơn đau mật. Codein tác dụng yếu hơn đối với vết vịtrường.- Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơbàng quang.Công năng: Thu liễm phế khí, cầm tiêu chảy, giảm ho, giảm đauCông dụng: Trị ho lâu ngày, ỉa chảy lâu ngày, giảm đau trong các cơn đau nhưđau bụng, đau gân cốt.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-6g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.+ Rửa sạch, loại bỏ hết hạt và gân màng , chỉ lấy vỏ ngoài, xắt mỏng, sấy khô hoặctẩm mật ong (sao qua) hoặc sao với dấm cho hơi vàng, tán nhuyễn để dành dùng(Bản Thảo Cương Mục).+ Lấy nước rửa ướt rồi bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ màng ngoài, phơi trong râm,xắt nhỏ, tẩm dấm, sao hoặc tẩm mật sao (Trung Hoa Nhân Dân Cộng H òa QuốcDược Điển).+ Rửa sạch bụi, bỏ hết hột, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, xắt nhỏ, phơitrong râm cho khô để dùng hoặc tẩm mật sao qua hoặc tẩm giấm sao vàng(Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).Bài thuốc:+ Trị ho lâu ngày: Anh túc xác, bỏ gân, nướng mật, tán bột. Mỗi lần uống 2g vớinước pha mật (Thế Y Đắc Hiệu Phương).+ Trị lao, suyễn, ho lâu năm, mồ hôi tự ra: Anh túc xác 100g, bỏ đế và màng, saovới giấm, lấy 1 nửa. Ô mai 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g khi đi ngủ (Tiểu BáchLao Tán Tuyên Minh Phương).+ Trị thủy tả không cầm: Anh túc xác 1 cái, Ô mai nhục, Đại táo nhục đều 10 cái,sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống ấm (Kinh Nghiệm Phương).+ Trị lỵ: Anh túc xác (bỏ núm trên và dưới, đập dập, nướng với mật cho hơi đỏ),Hậu phác (bỏ vỏ, ngâm nước cốt gừng 1 đêm, nướng). 2 vị tán thành bột. Mỗi lầndùng 8~12g với nước cơm (Bách Trung Tán - Bách Nhất Tuyển Phương).+ Trị lỵ lâu ngày:1- Anh túc xác, nướng với dấm, tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 6~8gvới nước sắc gừng ấm (Bản Thảo Cương Mục).2- Anh túc xác 400g, bỏ màng, chia làm 3 phần: 1 phần sao với dấm, 1 phần saovới mật, 1 phần để sống. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 8~12g vớinước cơm (Y Học Nhập Môn).+ Trị trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Anh túc xác 20g, sao với giấm, tán nhỏ, lấy chảođồng sao qua. Binh lang 20g, sao đỏ, nghiền nhỏ. Xích lỵ uống với mật ong, bạchlỵ uống với nang đường (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).+ Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, không muốn ăn uống, bạch lỵ: Anh túc xác (sao), Trần bì(sao), Kha tử (nướng, bỏ hạt), đều 40g Sa nhân, Chích thảo đều 8g. Tán bột. Ngàyuống 8~12g với nước cơm (Anh Túc Tán - Phổ Tế Phương). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: