Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY XẤU HỔ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.62 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÂY XẤU HỔ Herba Mimosae Pudicae Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuốngphụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY XẤU HỔ Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY XẤU HỔCây Xấu hổCÂY XẤU HỔHerba Mimosae PudicaeTên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, caođộ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuốngphụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổitối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lạithành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hìnhngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1-1,5mm.Mùa hoa: tháng 6-8.Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.Bộ phận dùng: Cành lá, rễ.Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.Thu hái: Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất,phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).Tác dụng dược lý:Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của mimosađược nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (ẤnĐộ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năngức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chếbao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằngnước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal ofEthnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore,Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ứcchế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọccác rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số75-2004).Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des SciencesBiologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon)ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) củachuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuộtchống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịchnày lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tácdụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-aspartate (Fitoterapia Số 75-2004).Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruz(Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chốngtrầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine,desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liềusử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuộtchạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine(1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M.pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạttính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic(Phytomedicine Số 6-1999).Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu(Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi chouống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattusnorvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuấthiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bìnhthường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lạigia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đườngtrong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (FitoterapiaSố 73-2002).Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn cóflavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiếtra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp,Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấpkhớp.Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ.Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.Bài thuốc:1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp vớiCúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làmhai lần trong ngày.3. Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượurồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần vàbưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hàthủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗtrọng 6g, mắc cỡ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: