Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y – ĐẠI HỒI & ĐẠI TÁO

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.90 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐẠI HỒI (大回) Fructus Anisi stellatiTên khác: Bát giác hồi hương, hồi sao, mác chác, mác hồi (Tày).Tên khoa học: Illicium verum Hook.f., họ Hồi (Illiciaceae).Mô tả:Cây gỗ, cao 6- 10m. Cành dễ gãy, vỏ nhẵn. Lá thường tụ tập ở những mấu, nomnhư mọc vòng; phiến lá nguyên, dày, cứng, nhẵn bóng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả cấu tạo bởi 8 đại, có khi hơn, xếp thành hình sao, mỗi đại có 1 hạt. Toàn cây, nhất là quả có mùi thơm và vị nóng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – ĐẠI HỒI & ĐẠI TÁO Cây thuốc vị thuốc Đông y – ĐẠI HỒI & ĐẠI TÁOĐẠI HỒIVị thuốc Đại hồiĐẠI HỒI (大回)Fructus Anisi stellatiTên khác: Bát giác hồi hương, hồi sao, mác chác, mác hồi (Tày).Tên khoa học: Illicium verum Hook.f., họ Hồi (Illiciaceae).Mô tả:Cây gỗ, cao 6- 10m. Cành dễ gãy, vỏ nhẵn. Lá thường tụ tập ở những mấu, nomnhư mọc vòng; phiến lá nguyên, dày, cứng, nhẵn bóng. Hoa màu hồng, mọc riênglẻ ở kẽ lá. Quả cấu tạo bởi 8 đại, có khi hơn, xếp thành hình sao, mỗi đại có 1 hạt.Toàn cây, nhất là quả có mùi thơm và vị nóng. Hoa: Tháng 5- 6; Quả: Tháng 7- 9.Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây Hồi (Illicium verum).Phân bố: Cây Hồi có ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta, chủ yếu ở Lạngsơn.Thu hái: Thu hái vào mùa thu. Phơi khô (tránh làm gãy cánh). Để nguyên dùnghoặc cất lấy tinh dầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.Thành phần hoá học: Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là anethol (80 -85%), ngoài ra trong tinh dầu còn có β-pinen, limonen, α-phellandren, α -terpineol, farnesol và safrol.Công năng: Trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thực; sát trùng, kích thích tiêu hóa, lợisữa, chỉ ẩu (chống nôn mửa).Công dụng:- Dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, bụng đầy trướng, thấp khớp vàlàm thuốc gây trung tiện, lợi sữa, chữa ngộ độc thức ăn.- Làm gia vị, chế rượu mùi, cất tinh dầu làm hương liệu, chế anethol làm nguyênliệu tổng hợp hormon.Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-8g dạng rượu thuốc.Kiêng kỵ: Những người âm hư, hỏa vượng không dùng được.Ghi chú: Cây Hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thoms.) cho loại quả nhiều đạihơn. Tinh dầu Hồi núi thoảng mùi hạt tiêu. Trong Hồi núi có chất độc nên khôngdùng.ĐẠI TÁOVị thuốc Đại táoĐẠI TÁO (大 棗)Fructus Zizyphi sativaeTên khác: Táo tàuTên khoa học: Zizyphus sativa Mill., họ Táo (Rhamnaceae).Mô tả:Cây: Là cây vừa hoặc cao, có thể cao đến 10m. Lá mọc so le, lá kèm thường biếnthành gai, cuống ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mépcó răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thànhtán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa mầu vàng, xanh nhạt. Quả hình cầuhoặc hình trứng, khi còn xanh mầu nâu nhạt hoặc xanh nhạt, khi chín mầu đỏ sẫm.Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9.Dược liệu: Quả khô biểu hiện hình viên chùy, dài chừng 18mm - 32mm, thôchừng 15 - 18mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím. Có trái có vết nhănnheo rất sâu, cuối quả có lõm vào, có vết tồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hìnhtròn, chất mềm mà nhẹ, bên ngoài vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt,có dầu dẻo, hạt quả hai đầu nhọn dài chừng 9mm - 12mm, vỏ cứng, đập ra có nhâncứng màu trắng.Bộ phận dùng: Là quả chín đã chế biến phơi hay sấy khô của cây Táo (Zizyphussativa).Phân bố: Loại táo này chưa thấy ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.Thu hái: Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về ăn hay phơi sấy khô làmthuốc.Tác dụng dược lý:+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơicho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và chouống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăngrõ, chứng minh rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng(Trung Dược Học).+ Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ sốcAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học).+ Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏkhông có kết quả (Trung Dược Học).Thành phần hoá học: Carbohydrat, protid, chất béo, vitamin C, chất khoáng.Công năng: Kiện tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoà dinh vệ, hoà giảicác vị thuốc khác.Công dụng: Chữa lo âu, mất ngủ, tỳ vị hư nhược.Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 - 14g, thường phối hợp trong các bài thuốc bổ,sắc hoặc ngâm rượu uống. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: