Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y – HUYỀN SÂM

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.24 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HUYỀN SÂM (玄参) Radix ScrophulariaeTên khác: Hắc sâm, Nguyên sâm, Ô nguyên sâm.Tên khoa học: Scrophularia buergeriana Mig. và loài Scrophularia ningpoensis Hemsl, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).Mô tả:Cây: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm, đường kính 0,6-3cm, vỏ ngoài màu vàng xám. Thân vuông màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tán họp thành chuỳ to, thưa hoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – HUYỀN SÂM Cây thuốc vị thuốc Đông y – HUYỀN SÂM Cây Huyền sâm HUYỀN SÂM (玄参)Radix ScrophulariaeTên khác: Hắc sâm, Nguyên sâm, Ô nguyên sâm.Tên khoa học: Scrophularia buergeriana Mig. và loài Scrophularia ningpoensisHemsl, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).Mô tả:Cây: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm, đườngkính 0,6-3cm, vỏ ngoài màu vàng xám. Thân vuông màu lục, có rãnh dọc. Lá mọcđối, hình trứng hay hình mác, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màulục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tánhọp thành chuỳ to, thưa hoa ở nách lá và ngọn cành, hoa màu vàng nâu hoặc tímđỏ có 5 lá đài hàn liền nhau, 5 cánh hoa họp thành tràng hoa hình chén có môi trêndài hơn môi dưới, nhị 4 có 2 cái dài, 2 cái ngắn. Quả nang hình trứng, dài 8-9mmmang đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Mùa hoa tháng 6-10.Dược liệu: Thân rễ củ nguyên, phần trên hơi phình to, phần dưới thuôn nhỏ dần,một số rễ hơi cong, dài 3 - 15 cm, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâuđen, có nếp nhăn và rãnh lộn xộn, nhiều lỗ bì nằm ngang và nhiều vết tích của rễcon hay đoạn rễ nhỏ còn lại. Mặt cắt ngang màu đen, phía ngoài cùng có lớp bầnmỏng, phía trong có nhiều vân toả ra (bó libe - gỗ). Mùi đặc biệt giống mùi đườngcháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô (Radix Scrophulariae).Phân bố: Loài cây của Trung Quốc được di thực vào nước ta vào những năm1960. Ban đầu được trồng ở Sapa, Bắc Hà (tỉnh Lào cai) và Phó Bảng (Hà Giang)sau đó được nghiên cứu trồng ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ và đem vàotrồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.Thu hái: Có thể thu hoạch rễ Huyền sâm vào tháng 7-8 ở đồng bằng và tháng 10-11 ở miền núi.Thành phần hoá học: Thân rễ chứa harpagid, chất này không bến vững, dễ bịchuyển hoá thành dẫn xuất màu đen. Còn có scrophularin, asparagin, phytosterol,tinh dầu, acid béo, chất đường.Công năng: Tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giảiđộc, nhuận táo, hoạt trường.Công dụng: Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khátnước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản,viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở loét.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 -12g, dạng thuốc sắc.Bào chế:Đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt đầu chồi thừa 3 mm, tách riêng từng rễ,phân loại to nhỏ. Phơi hoặc sấy ở 50 - 60oC đến gần khô. Đem ủ 5 - 10 ngày đếnkhi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen, rồi tiếp tục phơi đến khô.Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nong nia thành một lớpdày chừng 15 cm, để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên bằng mộtlớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Trong khi ủ phải đảo luôn,không để dày quá, không đậy kín quá dễ bị hấp hơi, hỏng thối.Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.Bài thuốc:1. Chữa viêm amygdal, viêm cổ họng, ho: Huyền sâm 10g, Cam thảo 3g, Cát cánh5g, Mạch môn 8g, Thăng ma 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uốngtrong ngày (hoặc ngậm và súc miệng).2. Chữa các bệnh viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt đỏ da, sốt, bại liệtở trẻ em cùng các chứng sốt cao co giật, sốt cơn (không rét), nóng âm kéo dài, mêsảng, táo bón, khô khát (mất nước), sưng họng viêm phổi: Huyền sâm, Mạch môn,Ngưu tất, Hạt muồng sao, mỗi vị 20g, Dành dành 12g, sắc uống ngày một thang.2. Chữa viêm tắc mạch máu ở chân tay: Huyền sâm 24g, Đương quy, Cam thảodây, Huyết giác, Ngưu tất đều 10g sắc uống.3. Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, đau mắt khó ngủ, xuất huyếtdạng thấp, chảy máu dưới da, trẻ em chảy máu mũi, hấp nóng, mô hôi trộm, đaucơ, rút gân, nhức nhối, đại tiện ra máu: Huyền sâm 16g, Muồng sao 12g, Trắc básao, Kim anh, Hoa Hòe sao, Ngưu tất, Mạch môn đều 10g, sắc uống.4. Chữa viêm hạch, lao hạch, nổi hạch ở cổ, ở vú và lao màng bụng nổi cục:Huyền sâm 20g, Nghệ đen, Rễ quạt, Bồ công anh, Mộc thông đều 10g, sắc uống.Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn không dùng. Không dùng chung với Lêlô.Chú ý: Không dùng Huyền sâm đối với người có huyết áp thấp hoặc tạng hàn ỉachảy. Cần uống thuốc lúc còn ấm, không uống thuốc nguội dễ bị ỉa chảy. Trongkhi uống thuốc, kiêng các thứ đắng lạnh như mướp đắng, ốc, hến.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: