Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y – KÊ HUYẾT ĐẰNG

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.01 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KÊ HUYẾT ĐẰNG (鸡血藤) Caulis Sargentodoxae, Caulis Mucunae, Caulis MilletiaeTên khác: Cây máu gà.Nguồn gốc: Hiện nay, dược liệu mang tên Kê huyết đằng với cùng công dụng có nhiều loài lấy từ một số chi thuôc những họ khác nhau như: Thân phơi sấy khô của cây Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd et Wils.), họ Đại huyết đằng (Sargentodoxaceae) hoặc một số loài thuộc họ Đậu (Fabaceae) như Mucuna birwoodiana Tutcher, Milletia nitida Benth, Milletia dielsiana Harms. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – KÊ HUYẾT ĐẰNG Cây thuốc vị thuốc Đông y – KÊ HUYẾT ĐẰNG Vị thuốc Kê huyết đằngKÊ HUYẾT ĐẰNG (鸡血藤)Caulis Sargentodoxae,Caulis Mucunae, Caulis MilletiaeTên khác: Cây máu gà.Nguồn gốc: Hiện nay, dược liệu mang tên Kê huyết đằng với cùngcông dụng có nhiều loài lấy từ một số chi thuôc những họ khác nhaunhư: Thân phơi sấy khô của cây Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata(Oliv.) Rehd et Wils.), họ Đại huyết đằng (Sargentodoxaceae) hoặc mộtsố loài thuộc họ Đậu (Fabaceae) như Mucuna birwoodiana Tutcher,Milletia nitida Benth, Milletia dielsiana Harms.Mô tả:Các loài đều có những đặc điểm chung về hình thái như dây leo thângỗ, to khỏe, hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có 2-3 vòng gỗ đồng tâmhoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa mầu đỏ nâu. Thân lá non cólông tơ. Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn; cuống lá dài. Cụm hoamọc ở kẽ lá thành chùm-chùy. Quả đậu dẹt.Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều,dày 0,3 - 0,8 cm. Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắnghơi xám; chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: gỗmàu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch; libe có chất nhựacây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗthành 3 - 8 vòng, hình bán nguyệt, lệch tâm; phần tuỷ lệch về một bên.Chất khô cứng. Vị chát.Bộ phận dùng: Thân cây thái phiến phơi sấy khô.Phân bố: Những loại cây này mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi phíaBắc Việt Nam.Thu hái: Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, đồ, phơi khôdùng.Thành phần hoá học: Tanin, flavonoid.Công năng: Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết, chỉ thống, giải độc, thưcân.Công dụng: Chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, chữa đau xương, đaumình mẩy, phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu,kinh nguyệt không đều, thống kinh.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 - 40g, dạng thuốc sắc hay rượuthuốc.Bài thuốc:1. Chữa thiếu máu hư lao: Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với1 lít rượu trong 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 ml. Dùng riênghoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác như Thục địa, Đan sâm, Hà thủô đỏ (liều lượng bằng nhau). Còn có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗingày 2-4g, pha với rượu uống.2. Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Kê huyết đằng 12g, cây Mua núi12g, rễ Gối hạc 12g, rễ Phòng kỷ 10g, vỏ thân Ngũ gia bì chân chim10g, Dây đau xương 10g. Tất cả phơi khô tán nhỏ, sắc với 400ml nướccòn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.3. Chữa kinh nguyệt không đều: Kê huyết đằng 10g, Tô mộc 5g, Nghệvàng 4g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Phụ nữ có mang không đượcdùng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: