Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y – KÊ NỘI KIM

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.85 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Kê hoàng bì, Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử, Màng mề gà.Tên khoa học: Gallus domesticus Brisson., họ Chim trĩ (Phasianidae).Mô tả:Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại. Màng nguyên dài 3,5 cm, rộng 3 cm, dày 0,2 cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc. Chất giòn dễ vỡ, vết bẻ có cạnh sáng bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – KÊ NỘI KIM Cây thuốc vị thuốc Đông y – KÊ NỘI KIM Gà và Kê nội kimKÊ NỘI KIM (雞 內 金)Endothelium Corneum Gigeriae GalliTên khác: Kê hoàng bì, Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử, Màng mề gà.Tên khoa học: Gallus domesticus Brisson., họ Chim trĩ (Phasianidae).Mô tả:Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại. Màng nguyên dài 3,5cm, rộng 3 cm, dày 0,2 cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màngmỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc. Chất giòn dễ vỡ, vết bẻ có cạnh sáng bóng nhưsừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.Bộ phận dùng: Lớp màng mầu vàng phủ mặt trong của mề (dạ dày) con gà(Endothelium Corneum Gigeriae Galli).Tác dụng dược lý:+ Tác Dụng Trên Vị Trường : Kê nội kim có tác dụng trợ tiêu hóa, biểu hiện dịchvị tăng, độ acid tăng, nhu động bao tử tăng (thời gian kéo dài, sóng nhu động cao,tốc độ tống thức ăn nhanh hơn). Khả năng tiêu hóa tăng chậm nhưng kéo dài. Tácdụng của thuốc là do vị kích thích tố tăng tiết dịch vị hoặc do thuốc thông qua yếutố thể dịch làm hưng phấn thần kinh cơ của thành dạ dày.+ Kê nội kim có tác dụng gia tăng bài tiết chất phóng xạ do thuốc có thành phầnAmmonium Chloratum có tác dụng này (Trung Dược Học).Thành phần hoá học:+ Trong Kê nội kim có vị kích tố Ventriculin, Keratin, Bilatriene, Vitamin B1 vàB12, Pepsin (lượng rất nhỏ), 17 loại Amino acid, Ammonium Chloratum (TrungDược Học).+ Ventriculin, Keratin, Pepsin, Diastase (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa QuốcDược Điển, Bắc Kinh 1990: 162).+ Bilatriene (Henrik Dam và cộng sự, C A 1959, 53: 10450b).+ Lysine, Histidine, Arginine, Glutamic acid, Aspartic acid, Leucine, Threonine,Serine, Glycine, Alanine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrosine,Phenylaline, Proline, Tryptophane, Nhôm, Calci, Thi ếc, Đồng, Magnesium,Mangan, Chì, Kẽm (Xương Võ Thanh, Trung Dược Tài 1992, 1: 14).Công năng: Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.Công dụng: Dùng trong trường hợp ăn không tiêu, bụng chướng, nôn mửa, tả, lỵ,đau dạ dày, trẻ con cam tích, đái dầmCách dùng, liều lượng: 6-12g một ngày, dạng thuốc sắc hay bột.Chế biến: Mổ gà, bóc lấy màng mề gà khi còn nóng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.Bào chế:+ Sao Kê nội kim: Lấy Kê nội kim sạch, rang với cát, đến khi phồng lên, lấy ra, đểnguội.+ Thố Kê nội kim (chế giấm): Lấy Kê nội kim sạch, sao đến khi phồng lên, phungiấm, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg kê nội kim dùng 15 lít giấm.Bài thuốc:1. Trị cam tích, bụng đầy, ăn ít: Kê nội kim (sao) 60g. Tán bột. Ngày uống 2 lần,mỗi lần 4-6g với nước cơm hoặc nước sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).2. Trị cam tích, bụng to: Kê nội kim 12g, Miết giáp (nướng) 30g, Xuyên sơn giápđều 8g. Tán bột. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1,5-3g (Sổ Tay Lâm Sàng TrungDược).3.Trị tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư: Kê nội kim, Bạch truật, Can khương đều 60g,Đại táo nhục 240g (chưng chín). Tất cả sao chín, tán bột, trộn với Táo nhục giãnát, trộn đều lam bánh, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (Sổ Tay Lâm SàngTrung Dược).4. Trị sau khi sinh xong bị đái dầm: Kê nội kim, liều lượng tùy dùng, tán nhỏ,uống với rượu ấm (Kê Nội Kim Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).5. Trị đại trường viêm mạn: Kê nội kim (sao) 10g, Bạch truật 10g. Tán bột, trộnđều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).6. Trị sỏi mật, sỏi đường tiểu: Kê nội kim 12g, Kim tiền thảo 15g, Uất kim 10g,Hồ đào 15g, Hải kim sa 15g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).7. Trị miệng lở loét, amidal viêm, lợi răng viêm: Kê nội kim, đốt tồn tính. Tánnhuyễn, thổi vào nơi bị loét hoặc bôi vào, có thể trộn với dầu Mù u bôi vào vếtthương (Kinh Nghiệm Dân Gian).8. Trị sỏi tiết niệu: Lục Nhất Tán (Cam Thảo, Hoạt thạch) 30g, Hỏa ti êu 10g, Kênội kim 10g . Tán bột. Ngày 2 lần Mỗi lần 2-6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).Kiêng kỵ: Không bị tích trệ không nên dùng.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: